Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Cảnh báo tiểu đường ở trẻ em

Liên hệ tư vấn chữa bệnh

Tiểu đường ở trẻ em

Trước đây, trẻ em chủ yếu bị tiểu đường type 1 nhưng thời gian gần đây, số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng.

Thói quen ăn nhiều đường, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem ti vi, chơi điện tử nhiều... gây tình trạng thừa cân ở trẻ khiến tuyến tụy bị quá tải, là nguyên nhân chính gây tiểu đường type 2 ở trẻ em. Hệ quả là nguy cơ bị các bệnh tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị cũng tăng lên.

Có khoảng 4,9% số trẻ từ 4 - 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì. ở TPHCM, tỉ lệ này còn cao hơn rất nhiều. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp I bị thừa cân, béo phì.

Đây là lý do khiến bệnh tiểu đường liên quan đến ăn uống ở trẻ ngày càng gia tăng và rất đáng lo ngại.

Số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng là một tín hiệu xấu và khó không chế do trẻ vẫn cần đủ lượng dinh dưỡng để phát triển.

Bé Nguyễn Thế (Bắc Giang) năm nay mới 10 tuổi nhưng cân nặng đã lên tới 40kg. Bé là một điển hình cho trường hợp tiểu đường type 2 ở trẻ em. Theo đúng chỉ định của bác sĩ, bé Thế sẽ phải giảm cân, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn có sự giám sát chặt chẽ của gia đình “Trước đây, dù mập nhưng gia đình vẫn cho cháu ăn thoải mái theo nhu cầu. Đến khi phát hiện cháu bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn là cả một quá trình vất vả, cấm ăn nhiều trong bữa chính, bé lại “rình” khi cha mẹ không có nhà thì “ăn vụng” từ cơm, thức ăn đến đường sữa, kẹo bánh. Càng bắt ăn kiêng, bé càng hay ăn vụng vì thế cân nặng của cháu vẫn không được cải thiện nhiều”, mẹ cháu Thế than vãn

Đối với trẻ bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn vô cùng vất vả bởi bé phải kiêng khem nhưng lại không thể khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể.

Trước đó, bé D. nhập viện vì sốt, ho khan và khò khè. Tìm hiểu tiền sử của người mẹ được biết, bé D. sinh ra từ một người mẹ bình thường, khỏe mạnh. D. sinh đủ tháng nhưng chỉ nặng l,9kg, da khô, nhăn nheo.

Khi nhập viện, em được chẩn đoán là nhiễm trùng sơ sinh và nhẹ cân so với tuổi thai. Tuy nhiên, sau đó kết quả xét nghiệm và diễn tiến bệnh trong những ngày tiếp theo cho thấy, em không bị nhiễm trùng máu hay viêm màng não mà bị bệnh tiểu đường.

Trường hợp trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi bị tiểu đường được phát hiện tại Bệnh viện Nhi TƯ mới đây đã khiến nhiều bà mẹ mang thai không khỏi băn khoăn: liệu việc lên cân quá nhiều trong thời gian mang thai có là nguyên nhân?

Nguyên nhân đái đường ở trẻ em không tập trung chủ yếu ở lứa tuổi sơ sinh: Trong 135 trường hợp, có 12 trường hợp bị đái đường dưới 1 tuổi, trong đó sơ sinh chỉ có 3 trường hợp, nhưng việc điều trị đòi hỏi phải là những công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Trẻ phải nhận từ 3 - 5 mũi tiêm trong ngày và phải điều trị suốt đời theo phương thức đó. Vấn đề là phải tìm ra quy luật tiêm tương thích với những bữa ăn của đứa trẻ.

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện

Các bà mẹ có cân nặng tăng quá cao, có tỷ trọng khôi lớn (tăng từ 25kg trở lên) và nếu đẻ lần đầu có con trên cân nặng 4kg sẽ có nguy cơ bị tiểu đường khá cao. Dấu hiệu thường thấy là các bà mẹ đột nhiên tăng cân rất nhanh, sau lại mau chóng gầy rộc đi. Trong số đó có khoảng từ 15 - 20% sẽ bị tiểu đường vĩnh viễn. Số còn lại khi hết thời kỳ mang thai họ sẽ tự trở lại bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bà mẹ bị tiểu đường đẻ con cũng bị tiểu đường rất ít khi xảy ra.

Việc phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam là rất khó, chủ yếu do tình cờ qua xét nghiệm đường máu. Như trường hợp trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi bị bệnh tiểu đường vừa rồi cũng chỉ tình cờ được phát hiện. Cháu vào khám vì bệnh viêm phổi, đến khi xét nghiệm đường máu mới phát hiện bệnh.

Tuy nhiên ở Việt Nam những bệnh cấp tính thì mới được chú ý như hôn mê, co giật. Còn những bệnh như tiểu đường, vẫn thấy ăn uống được nhưng gầy hơn thì ít khi được quan tâm, cho đến khi bị quá nặng (đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân, nhiễm trùng ngoài da] thì mới đến khám bác sĩ.

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thuốc điều ữị khỏi bệnh mà chỉ có thuốc điều trị hiệu chứng, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng và ăn uống như bình thường. Chi phí điều trị cho trẻ không phải chỉ một lần mà là hàng ngày cho đến suốt đời.

Thực tế hiện nay, đôì với trẻ dưới 6 tuổi, các cháu vào bệnh viện điều trị thì được miễn phí, nhưng khi ra viện, gia đình vẫn phải tự chi tiền thuốc đó. Trung bình mỗi tháng phải mất khoảng 300 - 500 ngàn tiền thuốc. Với nhiều gia đình thì đó quả thực là một gánh nặng.

Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan thì tiểu đường là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng. Tần suất tiểu đường ở trẻ sơ sinh là 1/400.000, nghĩa là trong 400 ngàn trường hợp sinh ra còn sống chỉ có một trường hợp là bị tiểu đường.

Bác sĩ cho biết thêm: Sau 10 ngày điều trị và truyền Insulin thật chậm qua đường tĩnh mạch và theo dõi thật sát đường huyết thì đương huyết của D đã trở về bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp bé D. chỉ mới kiểm soát đường huyết chỉ là một nửa, nửa còn lại là làm sao để giúp trẻ phát triển bình thường, đòi hỏi cần quá trình lâu dài và sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và gia đình bệnh nhi.

Tiểu đường ở tuổi đi học

Đó là một cậu bé 11 tuổi, cao lm65 và nặng tới 85 kg.

Việt Nam có nhiều trẻ em bị tiểu đường, nhưng hầu hết là type 1, do yếu tố bẩm sinh, khi cơ thể mất hoàn toàn khả năng sản xuất hoóc môn insulin để điều hòa đường huyết. Còn em bé kể trên bị tiểu đường type 2, là dạng bệnh mắc phải do lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cháu bị béo phì và đây là một yếu tố khiến bệnh khởi phát quá sớm.

Tiểu đường type 2 thường gặp ở những người lớn tuổi, khi tuổi tác, các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt khiến chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy yếu đi. Tuy nhiên tuổi trung bình của bệnh nhân tiểu đường đang ngày càng trẻ, hiện đã giảm 5 năm so với trước.

Ngoài em bé trên, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng đang quản lý điều trị rất nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 ở độ tuổi trên dưới 20. Dù trẻ tuổi nhưng trong số họ đã có nhiều người bị biến chứng nặng, như mù mắt, cắt cụt chân do hoại tử, suy thận...

Hiện Việt Nam có hơn 3 triệu người bị tiểu đường, 85% trong tổng số đó là type 2 - dạng bệnh có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ nhờ một lối sống và chế độ ăn lành mạnh

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

 
Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang