Trong hệ thống cột sống có những đốt sống và các nhân nhầy giữa những đốt sống đó. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng những nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó (vòng sợi) chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi bao quanh đốt sống đó gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Là một bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi 22 – 55. Gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, cần sớm phát hiện và điều trị.
Đau thần kinh toạ: Cơn đau buốt từ hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh toạ.
Đau cánh tay: nếu vị trí ở cổ hoặc chân, nếu ở vị trí thắt lưng, Cơn đau này có thể xảy ra khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống vào những vị trí nhất định.
Tê hoặc ngứa , cảm giác châm chích, điện giật trong phần cơ thể được phân bố bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Teo và yếu cơ: vùng cơ chi phối bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu có đau từ cổ hoặc lưng di chuyển xuống cánh tay hoặc chân, hoặc nếu đau kèm với tê, ngứa ran hoặc yếu.
- Do bệnh lý bẩm sinh từ nhỏ như hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy…
- Nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất. Do ở độ tuổi này, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách.
- Do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý.
- Bê vác nặng quá sức chịu đựng của hệ thống xương khớp.
- Tập luyện không đúng cách.
Trong hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử và tiền căn bệnh lý, kèm theo thăm khám các dấu hiệu lâm sang để chẩn đoán. Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:
- Xquang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT- Scan)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Duy trì cân nặng cở thể, hạn chế tình trạng béo phì. Béo phì làm cho cột sống phải gồng lên để gánh một trọng lượng cơ thể lớn là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
- Không hút thuốc.
- Không đứng lâu trong 1 tư thế.
- Mang vác đồ đúng tư thế, không nên bê quá nặng
- Thường xuyên tập thể dục
- Khám sức khoẻ định kỳ
1. Uống thuốc: thuốc giảm đau, kháng viêm, dãn cơ.
2. Vật lý trị liệu: Bài tập được thiết kế để giảm thiểu sự chèn ép của đốt sống lên nhân nhầy đĩa đệm, giảm sự đau đớn do thoát vị đĩa đệm gây ra. Châm cứu tại vị trí thoát vị đĩa đệm hoặc gần vị trí thoát vị đĩa đệm.
3. Tiêm thấm giảm đau ngoài màng cứng bằng corticosteroids có thể được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, giảm triệu chứng viêm tại chỗ và cá triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
4. Ngoại khoa: Phẫu thuật nếu phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau sáu tuần, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục gặp các vấn đề:
- Tê hoặc yếu, khó đứng hoặc đi bộ.
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột: rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiểu tiện.
- Phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm hoặc phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp cùng với phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cột sống.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH