Táo bón là trường hợp trẻ em đi ngoài với đặc điểm là số lượng phân rất ít hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu, trên 2 ngày.
Trường hợp rõ: cứ 2-3 ngày hoặc lâu hơn trẻ mới đi ngoài. Có thể không có triệu chứng lâm sàng. Có thể có những triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, mất ngủ, đau ở vùng hố chậu, đôi khi sốt.
Trường hợp không rõ: hàng ngày trẻ vẫn đi ngoài, nhưng số lượng phân quá ít. Có trường hợp trẻ bị "ỉa chảy giả", phân gồm nước và nhũng cục phân rắn, tròn như "cứt dê".
Cần khám kĩ bệnh nhi vì có nhiều nguyên nhân gây táo bón.
Trẻ mới đẻ: nếu qúa 24 giờ, trẻ sơ sinh không có phân su phải tìm dị tật như không có hậu môn, teo ruột và phải chuyển đi phẫu thuật kịp thời.
Trẻ còn bú: có 2 loại táo bón:
Táo bón đột xuất là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhaụ: tắc ruột, lồng ruột, viêm màng não, w.
Táo bón thường xuyên do:
Chế dộ ăn uống, nhất là ở lứa tuổi còn bú. Trẻ bị táo bón vì thiếu ăn, cần kiểm tra kĩ chế độ ăn uống. Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Khi mẹ bị táo bón thì con bú sữa cũng dễ bị táo bón. Trẻ ăn ít hoa quả, uống ít nước, nhất là trong những ngày nóng nực cũng bị táo bón.
Giâm trương lực ruột trong còi xương, liệt cơ bụng, suy dinh duỡng.
Tổn thương thực thế ở đưòng tiêu hóa.
Tật bấm sinh (phình đại tràng, giãn đại tràng, phì đại môn-vị).
Bệnh mắc phải-, nứt hậu môn nên khi đi ngoài bị đau, gây phản xạ cơ co thắt hậu môn.
Trẻ lớn: ỏ lứa tuổi này, yếu tố tinh thần là nguyên nhân chính, bệnh nhân sọ bẩn nên không đi ngoài. Nguyên nhân ăn uống ít gặp hơn ỏ trẻ nhỏ.
Điều trị nguyên nhân:
Nếu do các dị tật bẩm sinh: phẫu thuật.
Nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch Nitrat bạc 2%.
Chế độ ăn uống: ăn nhiều rau, hoa qủa, uống nhiều nước. Nếu mẹ cho con bú bị táo bón, phải điều trị cho mẹ.
Nếu táo bón không khỏi, uống dầu Parafin 5-10g vào buổi sáng hoặc . Sunfat magie 2-5g vào buổi sáng. Bệnh nhi vẫn chưa đi ngoài thì phải thụt tháo: dùng nước ấm có pha Glyxerin 30~100ml (trẻ dưới 1 tuổi), 100-250ml (trẻ trên 1 tuổi) hoặc Microlax (biệt dược).
Cho trẻ vận động ngọài trời. Tập thói quen hằng ngày đi ngoài.
Hoặc cho uống viên chút chít:
Trẻ dưới 5 tuổi: 1-2 viên/ngày.
Trẻ 6-10 tuổi: 2-3 viên/ngày.
Trẻ 10-15 tuổi: 3-5 viên/ngày.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG