Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ

ĐẠI CƯƠNG

Một thành tựu quan trọng của ngành truyền máu lâm sàng trong những năm gần đây là nghiên cứu được phương pháp kiểm tra hệ thống trước khi truyền máu.

Điều trị bằng phương pháp truyền máu cần phải được thực hiện sau khi làm xét nghiệm chuyên khoa đối với người cho máu và cần phải tiến hành làm các xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên viêm gan virus xoắn khuẩn giang mai, ký sinh trùng sốt rét, huyết cầu tố HIV, protein niệu, đường niệu.

Khi bị tai biến do truyền máu, trước hết cần cấp cứu để duy trì lại huyết động, loại nhanh tình trạng nhiễm toan (nhiễm acid), kích thích sự bài niệu và dùng các thuốc chữa triệu chứng. Để làm được điều đó nên sử dụng máu cùng nhóm, dung dịch bicarbonat Natri, hoặc muối lactat, dung dịch manitol, thuốc trợ tim mạch, thuốc kháng histamin, corticoid, Lasix, furosemid... tiến hành điều trị nhanh chóng để ngăn chặn sự tổn thương thận.

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Tai biến do truyền máu, dù truyền máu toàn phần hay từng phần cũng có thể xảy ra nhanh hoặc chậm, có thể gây ra nguy hiểm chết người. Vì vậy cần tiến hành truyền máu một cách cẩn thận và chỉ định truyền máu khi rất cần thiết.

TAI BIẾN TRUYỂN MÁU XẢY RA NHANH

Tai biến tan máu do truyền nhầm nhóm máu

Triệu chứng lâm sàng

- Bệnh nhân đau nhức khắp người, đau lưng dữ dội, vật vã, khó chịu tức ở ngực, ớn lạnh.

- Sốt cao

- Có thể trụy tim mạch

Ở bệnh nhân hôn mê: mất cảm giác đau đớn, mặt tái nhợt ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạch nhanh.

Ở bệnh nhân đang mổ, đang truyền máu đột nhiên xuất huyết ở vết mổ mặc dù đã được cầm máu cẩn thận.

Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra trong hội chứng đông máu rải rác nội mạch (sau vài giờ hoặc sau 5-6 ngày).

Tan máu nội mạch: thường gặp trong trường hợp truyền máu không đồng nhóm máu hệ ABO, ít gặp hơn trong truyền máu không đồng nhóm máu phụ LEWIS, Kidd, Duffy.

Tan máu nội mô: thường do truyền không đồng nhóm máu Rhesus và các nhóm máu phụ. Triệu chứng lâm sàng thưòng nhẹ hơn và ít khi có biến chứng ở thận như trong tan máu nội mạch.

Triệu chứng xét nghiệm

Trong tan máu nội mạch: lấy máu bệnh nhân đem quay ly tâm, phần huyết tương có màu hồng do huyết cầu tố thoát ra ngoài. Đái huyết cầu tố khi lượng huyết cầu tố trong huyết tương trên 150 g/lít. Tan máu nội mô thì bilirubin gián tiếp tăng cao.

Xử trí

Ngừng truyền máu ngay lập tức, lấy một mẫu máu của chai máu truyền và một mẫu máu của bệnh nhân để xác định lại nhóm máu.

Xác định mức độ tan máu bằng định lượng huyết cầu tố trong máu và trong nước tiểu.

Làm nghiệm pháp Coombs để loại trừ tan máu do kháng thể.

Chưa được truyền máu lại cho đến khi xác định nguyên nhân gây tai biến rõ ràng. Trong khi chờ thay bằng dung dịch muối natri clorua 0.9% 500 ml.

Tăng lượng nước tiểu bằng lực thẩm thấu với: mannitol 25%, 25g/tiêm tĩnh mạch, tiêm nhanh từ 5 - 10 phút. Đặt thông nước tiểu, nếu lượng nước tiểu ít hơn 100 ml/giờ thì dùng thêm mannitol 100 g/24 giờ là tối đa.

Furosemid 200 - 400 ml/24 giờ/tiêm tĩnh mạch (khi lượng nước tiểu, dưới 100 ml/giờ mà đã dùng mannitol không có kết quả). Nếu có suy thận cấp phải điều trị tại khoa hồi sức để làm thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.

Các thuốc vận mạch thường không có hiệu quả mà còn làm giảm lượng máu tới thận dễ gây nên suy thận cấp.

Trường hợp huyết áp hạ thì dùng dung dịch mặn (clorua natri) 9% hoặc Plasma và corticoid liều cao (3 mg/kg/ngày).

Phòng ngừa:

Tiến hành truyền máu phải cẩn thận làm đúng nguyên tắc an toàn trong truyền máu.

Phản ứng sốt

Nguyên nhân:

- Thường gặp ở người đã truyền máu nhiều lần.

- Hoặc phản ứng đặc dị của bệnh nhân.

- Hoặc phản ứng với: bạch cầu, tiểu cầu. Protein huyết tương của người cho.

- Hoặc do chất lạ trong dụng cụ truyền máu.

Xử trí:

- Điều trị triệu chứng

- Không có điều trị đặc hiệu Phòng ngừa:

- Truyền máu từng phần là một biện pháp rất cần thiết.

- Dùng thuốc kháng histamin không ngăn được tai biến này.

Phản ứng dị ứng

- Nguyên nhân: máu người cho mắc bệnh dị ứng nên có kháng thể gặp kháng nguyên máu người nhận.

- Triệu chứng lâm sàng: ngứa mẩn đỏ, hen phế quản, phù phổi cấp và trụy tim mạch ít gặp.

Xử trí:

Kháng histamin tổng hợp (uống hoặc tiêm bắp): Viên 0,025 - 0,05: 1-2 viên Ống 0,025 - 0,05 : 1 - 2 ống

Corticoid - dùng liều trung bình 1-2 mg/kg/ngày là tốt nhất.

Adrenalin 1% - 1 ml tiêm bắp (tráng bơm tiêm tiêm tĩnh mạch) khi triệu chứng nặng. Nhưng ngày nay ít dùng adrenalin.

Truyền máu nhiễm khuẩn

Nguyên nhân: máu không được bảo quản kỹ và dây truyền vô trùng.

Triệu chứng lâm sàng: sốt cao, rét run, đau bụng quặn dữ dội, chảy kéo dài vài giờ có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Xét nghiệm: máu trong chai có vi trùng.

Huyết tương bệnh nhân không có màu sắc như tan máu.

Xử trí:

- Ngừng truyền

- Làm các xét nghiệm để loại trừ tan máu.

- Cấy máu trong chai máu và làm kháng sinh đồ

- Điều trị bằng kháng sinh.

- Điều trị chông trụy tim mạch nếu có.

Phòng ngừa:

- Bảo quản kỹ chai máu

- Không mỏ nút chai máu

- Không pha các loại thuốc vào chai máu

- Vô trùng dây truyền máu đúng nguyên tắc.

TAI BIẾN TRUYỂN MÁU XẢY RA CHẬM

Tai biến miễn dịch nhẹ hơn tai biến tan máu

Do sự thành lập kháng thể trong trường hợp truyền máu không đồng nhóm máu phụ (thường xảy ra sau truyền độ 4 - 14 ngày) hoặc do trong máu người nhận (được truyền nhiều lần) đã xuất hiện kháng thể chống lại bạch cầu, tiểu cầu, protein huyết tương máu người cho (mà nồng độ thấp dưới mức các xét nghiệm thông thường không thể phát hiện được).

Xử trí: corticoid liều cao (thường dùng các biệt dược Depersolon, Prednison vối hàm lượng 2-3 mg/kg/ngày. Không có điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị giảm miễn dịch.

Phòng ngừa: chỉ nên truyền máu từng phần theo sự cần thiết.

Bệnh truyền nhiễm do truyền máu

Do máu người cho có : virus viêm gan, xoắn khuẩn giang mai, HIV, ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ v.v...

Xử trí: điều trị theo nguyên nhân

Phòng ngừa: kiểm tra người cho máu cẩn thận.

Máu dự trữ hơn hẳn máu tươi là tránh được các loại vi trùng như là xoắn khuẩn giang mai.

Đan xuất huyết sau truyền máu

Do sự thành lập kháng thể kháng tiểu cầu.

Triệu chứng lâm sàng: xuất huyết dưới da sau 6-7 ngày truyền máu.

Xử trí: dùng nhóm corticoid

Cần phát hiện kháng thể kháng tiểu cầu để đề phòng cho các lần sau.

Xuất huyết sau khi truyền một khối lượng máu dự trữ quá lớn

Cơ chế: do giảm sô" lượng tiểu cầu, giảm các yếu tô" đông máu trong máu dự trữ.

Do trường hợp truyền để thay máu (mà dùng máu dự trữ lâu)

Xử trí: truyền Plasma tươi, plasma tươi đông lạnh.

Truyền khối tiểu cầu

Phòng ngừa: truyền 4-5 đơn vị máu dự trữ xen vào một đơn vị máu tươi.

Tăng sắt huyết thanh do truyền máu (Transfusion hemosiderosis)

Cơ chế: nếu truyền 1 lít máu sẽ đưa vào 50 mg sắt (Fe++) mà một ngày có thể chỉ thải ra được 1 mg sắt (Fe++). Những bệnh nhân suy tủy xương hoặc bệnh nhân thiếu máu do tăng hồng cầu sắt (Sideroblastic anémia). Nếu truyền máu nhiều lần sẽ dẫn đến thừa sắt (Fe++) và sẽ ngấm vào các tạng.

Xử trí: desferrixamin (Desferal) 500 mg/tiêm bắp 1-2 lần/ngày (Fe++ được loại ra nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đỏ, bằng 10-20 mg/ngày).

Phòng ngừa: chỉ định truyền máu rất chặt chẽ, thật cần mói truyền máu.

Nên truyền máu từng phần.

TAI BIẾN DO KỸ THUẬT TRUYÉN MÁU

Viêm tắc tĩnh mạch

Do truyền máu kéo dài, truyền máu lần lượt một nơi.

Triệu chứng: sưng đỏ, nóng, đau tại chỗ và dọc theo đường tĩnh mạch Xử trí: điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Thiểu dưỡng nơi truyền máu

Do co thắt mạch khi truyền máu động mạch (ít gặp)

Triệu chứng: do thiểu dưỡng nên có thể hoại thư tại chỗ.

Hoặc có khi phải cắt bỏ hệ giao cảm ỏ gần bên (Synpathectomie periarteriolle).

Tắc hơi

Triệu chứng: đau ngực, ho, ngạt thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp động mạch hạ và có thể chết tức thì.

Xử trí:

Ngừng truyền máu

Bệnh nhân nằm nghiêng bên trái...

Đầu thấp, chân cao

Điều trị: giảm đau và chông trụy tim mạch.

Phòng ngừa:

Kiểm soát hệ thông dây truyền.

Khi truyền máu phải đẩy hết không khí

Tắc do không sử dụng hệ thống lọc

Do cục máu đông có sẵn trong chai máu, hoặc do cục fibrin có trong huyết tương.

Xử trí: lọc lại chai máu rồi mới tiếp tục truyền

Phòng ngừa: bộ dây truyền máu phải có hệ thông lọc, không dùng bộ dây truyền dịch để truyền máu.

Tăng gánh thì tâm trương (tăng gánh tuần hoàn)

Do truyền máu toàn phần nhiều vối tốc độ nhanh cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, suy tim, suy thận.

Triệu chứng: suy thì tâm trương và dễ bị phù phổi cấp.

Xử trí: ngừng truyền máu lập tức.

Điều trị chống phù phổi cấp: thở 02 dùng thuốc lợi tiểu, thuốíc trợ tim.

Phòng ngừa: nên truyền máu từng phần. Truyền tốc độ 2 ml/kg/giờ. Số' lượng truyền 1 lần không quá 300 ml máu.

CÁC TAI BIẾN KHÁC

Ngộ độc Citrat

Do máu truyền có citrat để chống đông, nếu truyền máu nhiều có thể gây ngộ độc.

Triệu chứng: biểu hiện rối loạn tim mạch và có thể xuất hiện:

Rối loạn nhịp tim

Huyết áp hạ

Calci máu hạ (vì citrat là chất khử calci)

Xử trí: tiêm Calcium gluconat 10% - 10 ml (tiêm tĩnh mạch)

Ngộ độc Kali

Do truyền máu dự trữ lâu ngày cho bệnh nhân đã có tăng kali huyết như: suy thận mạn (vì máu dự trữ lâu, kali sẽ thoát ra ngoài hồng cầu vào ngày thứ 10 nồng độ kali ở huyết tương là 15 ml/lít, sau 28 ngày nồng độ tăng lên 30 ml/lít).

Triệu chứng tăng kali huyết:

Trên điện tâm đồ : + có T cao, nhọn + Rung thất

+ Có nhịp nhanh

Trên lâm sàng: có thể ngừng tim đột ngột (do rung thất)

Điều trị: trên nguyên tắc làm giảm kali máu, chống toan máu

Chế độ ăn: tăng glucid Tăng lipid

Hạn chế đạm

Gluconat calcium lg/tĩnh mạch, 3 giờ tiêm 1 lần. Bicarbonat natri 14%0 50ml/tlnh mạch

Có thể dùng THAM 0,3M (Moll)

Kayexlat (Resin trao đổi ion) 20 - 30 g uống 60 g thụt hậu môn nhiều lần

Lọc ngoài thận nếu có suy thận khi: kali trên 5 ml/lít, urê máu trên 1,5 g/lit.

Trạng thái toan rõ

Giảm thân nhiệt

Do truyền máu với khối lượng lớn vừa mới lấy ở phòng lạnh dự trữ ra (4°C) có thể làm hạ nhiệt bất ngờ.

Triệu chứng:

Rối loạn nhịp tim

Có thể ngừng tim

Xử trí: sưởi ấm cho bệnh nhân

Điều trị triệu chứng Phòng ngừa:

Phải để máu đủ thì giờ giảm độ lạnh

Ngâm vào nước 37°c

Truyền máu dự trữ quá hạn

Có hội chứng nổi hạch toàn thân như trong nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân (Mononucléose infectieuse).

Tai biến này diễn biến tự khỏi nhưng rất chậm.

KẾT LUẬN

Truyền máu là một phương pháp điều trị cấp cứu tích cực, cần chỉ định đúng và tiến hằnh theo một quy trình chặt chẽ để tránh các tai biến xảy ra trong truyền máu.

 

ÁP XE NỘI SỌ

BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ

BỆNH CÒI XƯƠNG

BỆNH BASEDOW

BASEDOW VÀ THAI NGHÉN

BỆNH SỞI

BỆNH THƯƠNG HÀN

BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI

BỆNH VIÊM GAN KHI MANG THAI

BỆNH ĐAU TỦY XƯƠNG

BỆNH ĐA HỒNG CẦU TIÊN PHÁT

BỆNH THIẾU MÁU DO GIUN MÓC

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN

BỆNH U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

BỆNH U LYMPHO HODGKIN

BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)

CẤP CỨU NGẠT NƯỚC

CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

CHÁY MÁU TIÊU HÓA CAO

CHẢY MÁU TIÊU HÓA THẤP

CHÁY MÁU SAU ĐẺ

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

CƠN ĐAU THẮT NGỰC

CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐÁI THÁO NHẠT

ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ VÔ SINH, HIẾM MUỘN

ĐIỀU TRỊ BỆNH HEMOPHILIE

ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH

ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

HEN PHẾ QUẢN

HẸP VAN HAI LÁ

HỆ TIẾT NIỆU

HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC PHỔI

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

HỘI CHỨNG CUSHING

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

HỞ VAN HAI LÁ

ỈA CHẢY CẤP

KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

NHỒI MÁU CƠ TIM

PHÙ PHỔI CẤP

XỬ LÝ RẮN ĐỘC CẮN

XỬ LÍ NGỘ ĐỘC CẤP

SUY HÔ HẤP CẤP

SUY THẬN CẤP

SUY THẬN MÃN

SUY TIM

TAI BIẾN MẠCH MÃU NÃO

TĂNG HUYẾT ÁP

THIẾU MÁU

THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ HÔ HẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ TUẦN HOÀN

TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH

TRIỆU CHỨNG HỌC TIẾT NIỆU

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

VIÊM CẦU THẬN

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

VIÊM ĐA KHỚP

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

VIÊM PHỔI THÙY

VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH

VIÊM MÀNG NÃO MỦ SƠ SINH

VIÊM PHỔI SƠ SINH

VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

XƠ GAN

XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHI MANG THAI

HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH NGẠT

MÃN KINH - TIỀN MÃN KINH

NHIỄM KHUẨN SẢN HẬU

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ

SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ

TÁO BÓN

TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH

THIẾU MÁU VÀ THAI NGHÉN

THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

UNG THƯ ÂM HỘ

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG

U NGUYÊN BÀO NUÔI

U TỦY THƯỢNG THẬN (Pheochromocytoma)

UỐN VÁN SƠ SINH

U XƠ TỬ CUNG

VIÊM NỘI TAM MẠC NHIỄM TRÙNG

VIÊM PHÚC MẠC Ở TRẺ EM

VÔ KINH

VỠ ỐI SỚM, VỠ ỐI NON

VÔ SINH NAM

VÔ SINH NỮ

VỠ TỬ CUNG


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến     Đầu trang