Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, do gây ra tình trạng mất nước của cơ thể.
Trong thời tiết mùa hè nóng nực, chúng ta hay dùng nước đá, thức ăn thì dễ bị ôi thiu, chúng ta dễ bị mắc ngộ độc thực phẩm, dễ bị tiêu chảy.
Để biến chính xác nguyên nhân gây bệnh chúng ta cần xét nghiệm phân. Các nguyên nhân có thể gây tiêu chảy cấp:
• Nhiễm trùng tại ruột: Virus: Rota virut , Adenovirut, Norovirus - Vi khuẩn : Ecoli, Shigella: lỵ trực tràng; Tả : thường gây những vụ dịch. Các vi khuẩn khác: Salmonella, campylobacteria; Ký sinh trùng: Giardia, amip, Cryptosporidia
• Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm trùng hô hấp, Nhiễm khuẩn đường tiểu, Viêm màng não
• Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng.....
• Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: sữa bò, trứng, tôm, cá.....Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị,
Đau bụng
Đi đại tiện nhiều lần
Sốt cao vã mồ hôi
Khát nước
Tùy theo mức độ của số lần đi ngoài, tình trạng mất nước, mất điện giải trong cơ thể có thể gây ra rối loạn và ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Thường bệnh tiêu chảy cấp thường gây ra những tổn thương, rối loạn nặng ở trẻ nhỏ và người già và những trường hợp tiêu chảy cấp cũng hay gây ra tử vong ở những đối tường này hơn hơn so với tuổi thanh niên trưởng thành hoặc người trung tuổi.
Ăn chín, uống sôi, các chất độc sẽ bị tiêu diệt, bị chuyển hóa hoặc sẽ bị bay hơi , hoặc lắng đọng. Giảm đi các tác động của thực phẩm có chứa chất độc. Các vi sinh vật cũng như chất độc đó đã được kiểm soát, được hạn chế thì sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh và mắc dịch bệnh tiêu chảy cấp.
Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng đồ để đã lâu.
Tiêm phòng định kỳ cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiểu chảy.
Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Khi bị tiêu chảy cấp có thể cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước:
Oresol, những dung dịch có vị mặn: nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả hoặc súp gà súp thịt, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường. không uống những nước công nghiệp hoặc nước có ga.
Theo dõi nếu trẻ và cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|