Đó là lời cảnh báo về tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường.
Từ năm 1995-2005, số bệnh nhân tiểu đường tăng từ 118 triệu người lên 135 triệu người. Dự tính đến năm 2025 là 300 triệu người, chiếm 5,4% dân số thế giới.
Còn ở nước ta, bệnh nhân tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng nhanh. Theo điều tra quy mô trên toàn quô"c được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, kết quả cho thấy tỷ lệ người mắc tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%. Khu vực thành phố là 4,4%, miền núi, trung du 2,1%, đồng bằng 2,7%.
Tiểu đường gây những biến chứng về mắt, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại vi, loét chân dẫn đến cắt cụt, nhiễm trùng, bệnh tim và đột quỵ. Trong đó, bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà ở các nước phát triển.
Tiểu đường cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới suy thận mạn. Bệnh tim và bệnh đột quỵ là nguyên nhân của khoảng 75% trường hợp tử vong của bệnh nhân tiểu đường ở các nước phát triển.
Nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận nặng tăng 3 lần khi bị bệnh tiểu đường.
Theo ước tính, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường giảm 5-10 năm so với người không bị tiểu đường.
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm như loét bàn chân hay phải cắt cụt chi.
Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân. Các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng gây nên.
Đường huyết cao làm huỷ hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác, vì thế người bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình. Nó có thể dẫm phải đinh hay các vật sắc nhọn, có thể bị bỏng mà không hề biết, đó là hiện tượng “mất các cảm giác bảo vệ”. Chỉ một vết thương dù nhỏ cũng có thể bị loét rộng ra và gây hoại tử.
Các biểu hiện sớm thường gặp ở bệnh này như cảm giác lạnh ở hai chân, ngứa hoặc tê bì; bứt rứt khó chịu, nóng ran ở hai bàn chân.
Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng.
Các biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết như thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi...
Nguy hiểm hơn, nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ làm vết thương khó liền sẹo. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử. Để ngăn chặn sự hoại tử ăn sang các khu vực khác chỉ còn cách cắt bỏ phần bị hoại tử.
Khi một người bị đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân, rất khó điều trị do hệ miễn dịch của cơ thể giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Do đó, nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và nguy hiểm gây hoại tử dẫn tới phải cắt cụt chi.
Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra dựa theo các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến loét bàn chân là:
- Có thể gặp ở cả 2 giới, nhưng thường gặp hơn ở nam.
- Mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm hoặc tuổi trên 60
- Kiểm soát đường huyết kém.
- Có biến dạng bàn chân: chai chân, phỏng rộp da chân...
- Đã từng bị loét bàn chân hoặc từng bị cắt cụt chân do loét.
- Có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi.
- Giảm thị lực.
- Có biến chứng thận.
- Đi giày dép không phù hợp với bàn chân.
Theo thông kê có đến gần 60% người bị cắt chi dưới là bệnh nhân đái tháo đường. 85% những trường hợp trên là do bệnh nhân bị loét chân. Cứ 5 bệnh nhân bị loét chân thì có 4 người bị chấn thương do tác động từ bên ngoài: va quẹt, vấp ngã bị trầy xước. Và tỷ lệ tử bị loét dẫn đến hoại tử là rất lớn.
Do đó, để hạn chế tối đa hậu quả viêm loét chân, người bệnh đái tháo đường nên quan tâm chăm sóc bàn chân mỗi ngày.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý sự lưu thông máu ở chân:
Khoảng 2/3 bệnh nhân tiểu đường thường không kiểm soát đầy đủ hàm lượng glucid trong máu và 1/3 số bệnh nhân cao tuổi có thể gặp vấn đề lưu thông máu ở đôi chân. Điều này có thể khiến họ bị mất một chi hay thậm chí tử vong.
Các chuyên viên y học Mỹ đã kêu gọi những người bệnh tiểu đường từ 50 tuổi trở lên phải đến bác sĩ để kiểm tra áp lực máu lưu thông ở phần mắc cá chân nhằm phát hiện bệnh động mạch ngoại biên (MAPI, vô"n thường xuất hiện ở đôì tượng này. Nốu mức độ lưu thông máu ở đây thấp hơn so với ở cánh tay, bệnh nhân có thể mắc bệnh do hẹp động mạch chân khiến lượng máu lưu thông bị thiếu hụt. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc cắt bỏ chi có thể là điều không tránh khỏi. Và nếu các động mạch ở chân bị hẹp thì động mạch ở tim cũng có thể gặp phải vấn đề này. Theo các chuyên viên y học, bệnh MAP có mức nguy hiểm cao gấp bốn lần so với bệnh nhồi máu cơ tim hay một cơn đột quỵ.
Bệnh mạch máu (gồm bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên) là nguyên nhân tử vong của hơn 75% bệnh nhân (BN) bị bệnh tiểu đường.
Trong các bệnh mạch máu, bệnh động mạch vành chiếm đa số và xảy ra ở hơn 55% BN tiểu đường.
Tỉ lệ biến chứng và tử vong tim mạch trên BN tiểu đường type 2 cũng tăng gấp 4-6 lần so với BN bình thường.
Nhận biết và điều trị các yếu tố nguy cơ cũng như kiểm soát bệnh động mạch vành là công việc rất quan trọng trong quá trình theo dõi lâu dài BN tiểu đường để hạn chế thấp nhất các biến chứng và tử vong cho BN.
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị ung thư gan rất cao. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tiến hành trên 173.643 bệnh nhân tiểu đường và 650.620 người khỏe mạnh đã tham gia nghiên cứu này trong 10 năm.
Kết quả: những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị ung thư gan hoặc các bệnh mạn tính về gan cao gấp hai lần so với người khỏe mạnh và nguy cơ này đặc biệt cao ở những người mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm trở lên. Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở những người béo phì độ tuổi 40-50.
Một nghiên cứu mới cho biết những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị Alzheimer rất cao, khoảng 65%.
Các nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu kéo dài 5 năm trên 824 người. Trong 151 đô'i tượng đang phát triển Alzheimer thì có tới 31 người bị tiểu đường. Nguy cơ mắc Alzheimer ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn 65% so với người bình thường.
Tiểu đường cũng có mối liên hệ với béo phì và một số bệnh khác như bệnh tim, suy thận, và suy giảm các chức năng, có thể là nguyên nhân làm cho lượng glucose trong máu cao bất thường.
Trong thời gian tới, các chuyên gia sẽ tiến hành những nghiên cứu xa hơn về quan hệ giữa tiểu đường và Alzheimer, đồng thời sẽ cho ra một phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường và có thể hạ thấp nguy cơ bị bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Ung thư ruột, "hung thần" của những bệnh nhân tiểu đường
Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị ung thư ruột cao gấp 3 lần những người bình thường, một nghiên cứu mới cho biết.
Các nhà nghiên cứu ở viện nghiên cứu ung thư và trung tâm nghiên cứu y khoa tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu của 10.000 nam và nữ trong độ tuổi từ 45 đến 79 và tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe sáu năm sau đó.
Họ nhận thấy những người bị tiểu đường, những người có quá trình thay đổi glucose không bình thường thì có khả năng phát triển ung thư ruột cao, gấp 3 lần những người khác. Trong đó, nam có nguy cơ bị cao hơn nữ. Điều đáng lo ngại là những trường hợp bị tăng đường huyết song chưa đạt mức tiểu đường cũng có nguy cơ phát triển bệnh trong vòng 6 năm sau.
Nguyên nhân là do cơ thể không có khả năng bẻ gãy đường theo cách thông thường, làm cho lượng đường trong cơ thể cao và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột.
Nghiên cứu cho thấy những người có lượng đường cao, thậm chí thấp hơn chẩn đoán về tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ phát triển ung thư ruột.
Hiện trên thế giới có khoảng 194 triệu người bị tiểu đường. Chúng ta có thể chủ động phòng tránh tiểu đường và ung thư ruột bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và giảm cân.
Một nghiên cứu mới đây cho biết tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường type 2 bị suy tim ngày càng tăng, tăng rất cao so với trước đây.
Trong số đó, số bệnh nhân bị suy tim khoảng 30.9/1.000 trường hợp mỗi năm, cao gấp 2,5 lần những ngiíời không bị tiểu đường. Những nghiên cứu trước đó cho thấy số trường hợp suy tim ở những bệnh nhân bị tiểu đường chỉ ở khoảng từ 2 đến 10 trường hợp trong số 1.000 trường hợp mỗi năm.
Độ tuổi, bệnh tim (mạch vành), nghèo glucose và "dư cân" là những nhân tố quan trọng phát triển chứng suy tim. Cũng liên quan đến bệnh tiểu đường, phụ nữ uống nhiều hơn một ly nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ bị tiểu đương type 2 cao hơn 85% so với những người uống ít.
Đó là kết quả nghiên cứu tiến hành từ 91.000 phụ nữ đã trưởng thành. Soda nhiều đường góp phần hàm cơ thể béo phì và như vậy nguy cơ bị tiểu đường rất lớn.
Đường ở đâu là không quan trọng, nhưng đường ở trong môi trường lỏng có có ảnh hưởng rất lớn. Soda và những loại nước uống tăng lực làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, thừa cân. Trong khi đó thì phụ nữ thường dễ bị tăng cân và nhiều phụ nữ cho rằng uống soda sẽ giảm cân.
Bệnh tiểu đường phát triển ở tuổi trung niên khi cơ thể mất chức năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng.
Tiểu đường là một trong năm kẻ giết người hàng đầu ở các nước phát triển. Tệ hơn, tiểu đường đang rất phổ biến và ngày càng lan rộng ở các nước đang phát triển.
Đàn ông bị tiểu đường và bị rối loạn cương dương còn có thể bị các bệnh bệnh về tim, nhất là bệnh mạch vành, các bác sĩ Ý cho biết:
Tìm hiểu phim chụp X-quang của mạch vành (cho thấy hình ảnh bên trong mạch máu của tim) của hơn 133 bệnh nhân nam bị tiểu đường và mắc bộnh mạch vành. Và so sánh với 127 bệnh nhân tiểu đường khác nhưng không bị bệnh tim.
Kết quả cho thất, 33,8% nhóm mắc bệnh mạch vành gặp trăn trở trong "chuyện ấy", trong khi tỷ lệ này ở nhóm có sức khỏe tim mạch bình thường chỉ là 4,7%. Đây là lần đầu tiên, các nhà chuyên môn xem xét mối quan hệ giữa chứng rối loạn cương dương và các bệnh tim mạch ở những người bị tiểu đường. Có nhiều yếu tố khác dẫn đến căn bệnh mạch vành thầm lặng, song đối với những người bị tiểu đường, chứng rối loạn cương dương có thể xem là yếu tố chẩn đoán đáng tin cậy.
Vì vậy trong quá ưình điều ưị cho các bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương, các bác sĩ cần phải chú ý đến nguy cơ phát triển bệnh mạch vành để sử dụng thuốc hiệu quả hơn, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như vậy
Một bệnh nhân cho biết: “Tôi 53 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, đến nay đôi mắt gần như đã mù. Tôi muốn biết bệnh võng mạc do tiểu đường có điều trị được không? Xin được hướng dẫn để điều trị”.
Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh nặng, có thể chữa được với điều kiện người bệnh phải hợp tác tốt với bác sĩ. Quá trình theo dõi và điều trị là một quá trình kéo dài suốt đời. Nếu thực hiện được điều này, thị giác của bệnh nhân sẽ được bảo tồn rất tốt.
Bệnh có nhiều giai đoạn, ở những giai đoạn nặng võng mạc bị tổn thương rất trầm trọng và là nguyên nhân gây mù, rất khó chữa trị, đôi khi không chữa trị được. Thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì khả năng bị bệnh ở võng mạc càng cao. Do đó, điều quan trọng là phòng ngừa bằng cách điều trị thật ổn định bệnh tiểu đường và khám mắt định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì chủ yếu là theo dõi, đến những giai đoạn nặng hơn thì điều trị bằng laser võng mạc, nếu có những biến chứng nặng như xuất huyết trong mắt, bong võng mạc thì phải phẫu thuật.
Khi nào phụ nữ không còn khả năng thụ thai? “Tuổi tôi đã khá cao, bây giờ mới sắp lập gia đình. Tôi rât lo lắng không biết mình còn khả năng có con không? Hơn nữa tôi đang điều trị đái tháo đường type 2, liệu có ảnh hưởng gì không?”
Tuổi sinh sản của người phụ nữ bắt đầu khi bé gái bước vào giai đoạn dậy thì và chấm dứt khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Điều đó có nghĩa là khả năng sinh sản không phụ thuộc tuổi tác mà phụ thuộc hoạt động của buồng trứng.
Có những người chưa đến 40 tuổi đã mãn kinh do suy buồng trứng sớm, khả năng sinh sản của người này chấm dứt mặc dù họ còn rất ưẻ. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, có những người đã mãn kinh nhưng họ vẫn có thể mang thai nhờ xin được trứng của người khác và dùng nội tiết tố ngoại lai hỗ trợ trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có khả năng sinh con, nhưng có nguy cơ gây tiểu đường cho trẻ. Vì vậy, người mẹ cần theo dõi sát lượng đường máu. Đặc biệt cần đo đường máu cho con ngay sau khi sinh.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt cả bàn chân hay cẳng chân do biến cliứng nhiễm trùng, hoại tử. Căn bệnh này khiô"n chân bạn vừa thiếu sự nuôi dưỡng, vừa mất cảm giác nên nếu không để ý, chúng sõ loét dần và khi bạn nhận ra thì đã quá muộn.
Người mắc tiểu đường bị tổn thương đa dây thần kinh lan tỏa đến tận bàn tay, bàn chân, mà biểu hiện khởi đầu là cảm giác tê rần chân tay, đôi khi thâ'y quá nóng hoặc quá lạnh, châm chích... Nhiều người bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở chân nên khi bị một vết thương, có thể họ không nhận biết được.
Bệnh nhân tiểu đường còn dễ bị xơ cứng mạch máu, khiến sự tưới máu nuôi dưỡng ở những vùng xa như tay chân giảm đi; hậu quả là quá trình lành vết thương ở đây diễn ra rất chậm và khó khăn.
Trong tất cả các nguyên nhân ừên, mất cảm giác là yếu tô' quan trọng nhất dẫn đến biến chứng loét bàn chân ở người bị tiểu đường. Do không còn cảm giác đau nên họ mất khả năng nhận biô't và chăm sóc khi đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn, khiến vết thương ngày mụt nặng hơn. Thậm chí nhiều ngiíời còn kliông biốt mình bị loót chân, cho đến klii mủ từ vốt thương bục ra thâ'm qua giày dép. Những vết loét này là cơ hội cho sự nhiễm trùng.
Việc điều trị nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường là hết sức khó khăn, vì thường có 3-4 loại vi ừùng, rất khó trị bởi những thuô'c kháng sinh thông thường. Bệnh lý về mạch máu làm giảm sự nuôi dưỡng vết thương cũng khiến việc điều trị trở nên nan giải. Nếu không được quan tâm săn sóc đúng mức, chân sẽ bị hoại tử và phải cắt đi.
Cách chăm sóc đôi chân
Luôn luôn đi giày. Nếu đi chân không, bạn có thể đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn mà không hay biết. Nên mang giày có đế vững vàng và độ đàn hồi tốt, vừa chân, tránh bó hẹp. Một số chuyên gia lưu ý không nên mang sandal, guốc hay dép, và cần thay đổi giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ.
Khi đi giày phải luôn có tất: Mang tất là điều cần thiết, giúp tạo thêm một lớp đệm giữa giày và các mấu xương gồ lên của bàn chân, ngăn ngừa sự xây xát tạo ra vết thương gây nhiễm trùng. Tốt nhất nên dùng loại tất làm từ sợi vải hay sợi len. Cần thay đổi nhiều lần nếu bàn chân thường ra mồ hôi.
Luôn giữ vùng da bàn chân sạch sẽ: Da chính là hàng rào bảo vệ ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng. Để đảm bảo vệ sinh vùng da bàn chân, cần rửa nước ấm và xà phòng hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không được ngâm chân trong nước vì sẽ làm da mềm và bở, dễ gây trầy xước. Da khô là biểu hiện thường gặp của người bệnh đái tháo đường, cũng là yếu tố dễ làm bàn chân nứt nẻ, nhất là vùng gót. Các vết nứt nẻ này là nguy cơ của sự nhiễm trùmg nghiêm trọng. Vùng da khô cần được bôi thuốc giữ ẩm. Hiện nay có một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng giữ ẩm cho vùng da khô như Bridge Heel Balm...
Phải quan tâm đến các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân: vết chai thường được tạo ra do sự ma sát giữa giày và bàn chân, hay gặp ở mu bàn chân. Còn các cục chai cứng thường có ở gan bàn chân do sự tì đè của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra các bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây I.hiõm trùng. Dổ khắc phục, tốt nhất nôn mang giày vua chân. Khi đã có vết chai, cần cắt tỉa thường xuvôn để ngăn ngừa bóng nước và nứt nỏ. Nếu đã xuất hiện những bóng nước, cần chú ý săn sóc để tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc chu đáo các vết loét bàn chân: Đôi khi, dù đã rất cố gắng phòng ngừa nhưng loét vẫn xảy ra ở một vài điểm ừên bàn chân. Việc chăm sóc chúng hết sức khó khăn. Muốn đạt hiệu quả tốt, bạn phải có kỹ thuật chuyên môn, kết hợp giữa điều trị nhiễm trùng thật tốt và can thiệp phẫu thuật kịp thời đối với các vết loét có nguy cơ gây hoại tử, viêm tủy xương... Một khi đã có vết loét xuất hiện, ngoài việc tự chăm sóc, bạn cần có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Hầu hết các vết loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường là do áp lực tì đè của cơ thể, làm cho vùng da chân bị phá vỡ, nứt nẻ... Muốn vết thương mau lành và tránh nặng thêm, cần loại ừừ việc tạo áp lực lên vết thương. Tô't nhất người bệnh nên dùng nạng hay xe lăn khi di chuyển.
Chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước: Không được sử dụng bấm móng tay hay các dụng cụ sắc bén như dao, kéo để cắt móng, nên dùng dụng cụ dũa móng, tốt nhất là dùng loại dũa móng làm bằng giấy nhám, cầ n tư vấn bác sĩ và điều trị ngay tình trạng nấm móng hoặc móng không phát triển. Chăm sóc ngay các vết trầy xước bằng cách rửa nước ấm và xà phòng hoặc chất sát trùng, sau đó băng vô trùng che vết thương.
Theo một nghiên cứu mới đây thì những người đàn ông trên 45 tuổi bị tiểu đường thường có lượng testosterone trong cơ thể thấp hơn những người bình thường cùng lứa tuổi 2 lần.
Những người đàn ông bị thiếu testosterone sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương, cơ thể bị nhiều mỡ, giảm, khối lượng cơ, loãng xương cũng như là trầm cảm... Khoảng 56% những người tham gia bị tiểu đường và có lượng testosterone thấp cho biết kliả năng tình dục của họ đã giảm đáng kể.
Đây không phải là một hiện tượng tự nhiên đối với cơ thể đàn ông. Nó không giống như hiện tượng mãn kinh ở phụ nữ.
Điều này kliông chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tình dục. Testosterone còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể
Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng những người nào đang trong quá trình điều trị bổ sung testosterone phải cẩn thận kiểm soát lượng hormone này và làm sao cho tuyến tiền liệt không bị ảnh hưởng.
Những biến chứng của đái tháo đường là một hong những nguyên nhân chính gây nên bệnh liệt dương ở nam giới.
Theo các số liệu tlìống kô, ở tuổi 70, cứ 10 người thì có một người mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (ta thường gọi là bệnh đái tháo đường type 2). Tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 tăng dần theo tuổi và lên đến khoảng 10% vào tuổi 70.
Bệnh thường bị chẩn đoán trễ trung bình khoảng 7 năm kể từ khi mắc. Đó là vì đái tháo đường không lệ thuộc insulin là một bệnh âm thầm, không có triệu chứng trong một thời gian dài. Vì vậy, khi chẩn đoán được bệnh, các biến chứng thường đã xảy ra và có đến 50% trường hợp bị tổn thương mạch máu lớn. Biến chứng ở mạch máu lớn bắt đầu từ giai đoạn không dung nạp glucose.
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Các tai biến mạch máu não, bệnh thiếu máu cục bộ tim và viêm động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-6 lần so với những người không bị đái tháo đường.
Các bệnh ở mạch máu lớn chiếm 50 - 80% số ca tử vong (3/4 các trường hợp là do bệnh mạch vành, 1/4 do tai biến mạch máu não hoặc viêm động mạch).
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thực phẩm cho người tiểu đường