Bệnh khớp gối xuất hiện và ngày càng gia tăng. Người trẻ mắc phải căn bệnh này cũng rất nhiều. Khi chuẩn đoán bác sĩ đã đưa ra phương pháp phẫu thuật hơi bị sớm đã khiến cho bệnh nhân hoang mang nhất là những bạn trẻ. Nhiều người trẻ có suy nghĩ nếu mình phẫu thuật ở khớp gối quá sớm như vậy thì liệu sau này mình có biến chứng gì hay không. Và bây giờ phẫu thuật thì sau này tái phát lại sẽ còn phương pháp nào để điều trị nữa hay không... Những điều này khiến cho bệnh nhân hoang mang, Vậy ở khớp gối có những bệnh lý gì? Cần phải xử lý như thế nào để hiệu quả nhất.
Để hiểu về các bệnh lý của bộ phận nào đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu cấu tạo của bộ phận đó như thế nào rồi từ đó mới phát sinh ra bệnh lý gì?
• Khớp gối là cơ quan vận động, gồm phần xương, lớp sụn bao đầu xương, hệ thống dây chằng bên, hệ thống dây chằng chéo. Hệ thống dây chằng chéo: nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X giúp đan chặt cố định các khớp xương, gân, cơ ở vùng đầu gối, giúp chúng không bị trượt ra trước hay ra sau quá mức.
• Khi cơ co thì gối gấp duỗi, hệ thống dây chằng trước, sau giúp cho mặt khớp trên và dưới dính vào nhau, lớp sụn ngăn giữa 2 xương của chi giúp giảm ma sát trong quá trình vận động cơ thể. Sụn đó được nuôi bằng bao khớp, tiết dịch để nuôi sụn khớp đó. Bao khớp được mạch máu nuôi và thần kinh chi phối cảm giác.
• Tất cả các cấu tạo đó hoạt động ổn định thì khớp gối đi lại không xảy ra hiện tượng gì. Tuy nhiên sụn khớp đặc biệt giống như da mình mỗi ngày, và chạm nhiều sẽ dẫn đến mòn. Nhiều trường hợp khoảng 40 tuổi đã bị mòn sụn không còn phục hồi được. Có nhiều nguyên nhân gây ra bào mòn sụn khớp: do chấn thương hoặc viêm nhiễm, ung bướu, bệnh lý khác như gout, tiểu đường, do tuổi cao … Khi sụn khớp bị bào mòn sẽ bị lộ xương bên dưới, sẽ làm cho mạch máu thần kinh tiếp xúc trực tiếp gây ra đau khớp gối. Ngoài ra trường hợp bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, chấn thương … đều có thể ảnh hưởng đến khớp gối.
Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể của chúng ta và nó chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể do đó dễ bị thoái hóa. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa, ở những người hoạt động thường xuyên, lao động nặng nhọc, phải đứng lâu, mang đồ nặng. Bệnh còn thường gặp ở những người có bệnh lý béo phì do khớp gối phải chịu trọng tải lớn.
Khi bị thoái hóa khớp, chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu ở khớp gối khi cử động. Có thể là tiếng kêu lộp cộp, có người cảm giác có sỏi trong gối, trong y khoa gọi là tiếng lạo xạo khớp. Khi có dấu hiệu bệnh lý thoái hóa khớp gối mà chúng ta không có hướng điều trị, phòng ngừa thì ban đầu sẽ có cảm giác đau, cảm giác đau tăng lên và đi lại ngày càng khó khăn. Bệnh có thể sẽ gây sưng, đỏ khớp gối và giới hạn tầm vận động. Ví dụ như khớp gối chúng ta vận động từ 0 – 140 độ. Nhưng khi khớp gối bị thoái hóa, chúng ta chỉ gập được 90 độ hoặc 100 độ đó chính là giới hạn tầm vận động. Khi đó bệnh nhân không ngồi thấp được nữa, phải ngồi ghế cao, bị ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt.
Những bất thường, tổn thương làm cho khớp gối vận động không được trơn chu theo ý muốn của người bệnh. Các bất thường đó thường có thể gặp ở phần cứng, như xương, sụn khớp. Ngoài ra còn có thể ở các phần mềm như là dây chằng, bao khớp, gân cơ. Các tổn thương đó thể xảy ra trong các chấn thương, đặc biệt trong các chấn thương thể thao, trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng chéo khớp gối, tổn thương sụn, gãy xương… trong đó đứt dây chằng chéo trước là chấn thương hay gặp nhất.. Ngoài ra có thể xảy ra các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp bị gout, viêm khớp nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, cũng có thể chấn thương khớp gối ví dụ như khi đi bộ mà mang đôi giầy không phù hợp, đi trên mặt đường gồ ghề, đi khoảng cách đường xa quá, đều ảnh hưởng xấu đến đầu gối của mình. Do đó khi có bất thường về khớp gối, nên đến bác sĩ chuyê khoa cơ xương khớp, bác sĩ trị liệu sẽ kiểm tra và giúp cho người bệnh có khớp gối vận động được tốt nhất.
Khớp gối là một khớp phực tạp, lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể, Vì được cấu tạo phức tạp bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị tổn thương thường gây chấn thương nhiều thành phần của khớp gối. Đây là mối quan tâm về sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là người lớn tuổi. Khi có các dấu về đau khớp gối, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp MR, CT, Xquang để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Yếu tố đầu tiên gây ra các bệnh lý về khớp gối là về tuổi tác, không phải chỉ người lớn tuổi mới bị thoái hóa khớp mà có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê, lứa tuổi dưới 26 tuổi thì nam thì tỉ lệ thoái hóa khớp gối là 4.6%, nữ là 4.9%. Ở khoảng 27 – 45 tuổi tỉ lệ bệnh khớp gối tăng cao ở nam, 18.6% ở nam, 9.3% ở nữ. Ở khoảng từ 48 – 60 tuổi, tỉ lệ thoái hóa khớp gối tăng cao ở cả nữ và nam vào khoảng 50%. Tuy nhiên chúng ta không cần quá lo lắng với những thống kê trên vì có những bệnh nhân thoái hóa cần điều trị, cũng có nhiều trường hợp không cần phải điều trị. Chỉ cần thay đổi lối sống cũng đã có thể phòng ngừa được bệnh lý ở khớp gối. Những chấn thương trong sinh hoạt, trượt té cầu thang, đẩy xe máy bị trượt té, đi mặt nhà trơn bị ngã, tai nạn trong chơi thể thao …sẽ gây ra những chấn thương khớp gối có thể là đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, đau dây chẳng bên hoặc tổn thương nứt dây chằng trên … gây tổn thương khớp gối. Nếu điều trị không đúng sẽ có thể gây tình trạng thoái hóa, gai khớp gối xảy ra nhanh hớn. Có những người béo phì sẽ gây tình trạng thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn do phải chịu trọng lực lớn.
Để điều trị hiệu quả bệnh về khớp gối, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc. Chế độ ăn cần phải bồi dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là canxi và khoáng chất. Với những người béo phì cần phải giảm cân để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Hiện nay điều trị khớp gối bằng đông y là một phương pháp điều trị an toàn và có hiệu quả cao. Với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thủy châm bệnh nhân sẽ giảm được các triệu chứng đau nhức, sẽ khỏi bệnh nếu điều trị theo đúng liệu trình bác sĩ chỉ định. Để điều trị bệnh về khớp gối, bạn có thể gọi đến số 18006834 để được bác sĩ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH