Biểu hiện bằng 3 hội chứng:
- Tăng tiết nước bọt, tăng nhu động ruột gây đau bụng, tiêu chảy.
- Khó thở, co thắt khí phế quản.
- Đồng tử co nhỏ.
- Nhịp tim chậm.
Thường xuất hiện trong ngộ độc nặng.
- Rung giật thớ cơ.
- Liệt cơ có thể dẫn đến liệt hô hấp.
- Tăng huyết áp.
- Hôn mê, co giật, rối loạn nhịp thở.
- Ngộ độc nặng có thể ức chế trung tâm vận mạch gây suy tuần hoàn cấp ^ tử vong.
Trên lâm sàng, các hội chứng này thường xuất hiện xen kẽ nhau. Thời gian xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc tùy thuộc vào số lượng thuốc đưa vào cơ thể.
- Thay quần áo cho bệnh nhân, vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm, bằng xà phòng.
- Súc rửa dạ dày nếu ngộ độc do uống, đến muộn vẫn rửa. Mỗi lần rửa từ 20-40 lít nước ( mỗi lít nước cho thêm 5 gam NaCl và 5 gam than hoạt) cho đến khi nước lấy ra trở nên trong hẳn và không còn mùi hăng. Sau khi rửa dạ dày xong nên lưu sonde dạ dày để theo dõi tình trạng dịch dạ dày.
- Cho thở Oxy, hô hấp nhân tạo khi cần.
- Atropin: 1 - 2mg tiêm tĩnh mạch cứ 5 - 10 phút / lần, liên tục cho đến khi có dấu hiệu ngấm Atropin gồm:
- Da khô, nóng đỏ.
- Giảm tiết nước bọt, khô miệng.
- Mạch nhanh.
- Đồng tử 2 bên giãn 3 - 4 mm.
- Thần kinh hơi vật vã, giãy giụa.
Sau khi có dấu hiệu ngấm Atropin, tiếp tục tiêm tĩnh mạch 1-2 mg mỗi giờ một lần kèm theo dõi sát dấu ngấm Atropin để chỉnh liều. Cần duy trì dấu ngấm atropin trong vài ngày và không được ngừng sớm.
- P.A.M ( 2 Pyridyl Aldoxim Methylchloride): Ống 500mg. Là thuốc chống độc đặc hiệu đối với phospho hữu cơ và nên dùng sớm mới có kết quả tốt. Tiêm tĩnh mạch 1 ống 500mg cứ 5 - 10 phút / lần, sau đó truyền duy trì 500mg / giờ. Giảm liều P.A.M khi đã ngấm tốt atropin và hết các triệu chứng Nicotin. Ngừng P.A.M sau 2 - 4 ngày.
- Luôn luôn đảm bảo thông khí cho bệnh nhân được tốt.
- Đảm bảo cân bằng nước, điện giải.
- Chống co giật bằng Phenobarbital, Seduxen nhưng phải chú ý tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân.
- Cho ăn đủ calo và protein, kiêng sữa và mỡ.
Không dùng các thuốc như morphin, aminophyllin.BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG