Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH

Vàng da là hiện tượng thay đổi màu sắc da, từ hồng hào bình thưòng sang màu vàng (của da và củng mạc).

Da vàng sáng (vàng màu da cam) thường do tăng bilirubin gián tiếp trong máu (hay bilirubin tự do).

Da vàng xin thường do tăng bilirubin tiếp trục trong máu (hay bilirubin kết hợp).

Trong phác đồ này chỉ nói đến điêu trị tăng bilirubin gián tiếp tự do trong máu.

BỆNH NGUYÊN.

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng vàng da

- Bất đồng nhóm máu ABO mẹ và con.

- Bất đồng nhóm máu Rh mẹ và con.

- Thiếu enzym GOPD (gluco-6-photphat-dehydrogenaza).

- Tan máu.

- Tắc ruột.

- Do thuốc.

- Nhiễm khuẩn máu.

- Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh.

TRIỆU CHỨNG

Vàng da màu sáng, thời gian xuất hiện tùy theo nguyên nhân; nếu do bất đồng nhóm máu ABO, thường xuất hiện từ 3-4 ngày. Vàng da sau đẻ, còn do bất đồng nhóm máu Rh thường sớm hơn. Nếu vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau đẻ thì rất nặng, chứng tỏ tan máu rất mạnh, cần được chuyển đến trung tâm điều trị cấp cứu sơ sinh.

Ngoài dấu hiệu vàng da, trẻ không sốt, gan, lách không to.

Trương lực cơ bình thường.

Nếu không được điều trị, bilirubin tự do tăng cao trong máu tràn vào nhân não xám gây vàng da nhân với các triệu chứng:

- Tăng trương lực cơ (người ở tư thế xoắn vặn).

- Có thể co giật.

- Nhịp thỏ chậm hoặc ngừng thỏ ngắn.

- Trẻ li bì.

- Nếu trẻ không chết cũng để lại di tật suốt đời

XÉT NGHIỆM

- Công thức máu.

- Nhóm máu mẹ và con: Rh mẹ và con.

- Bilirubin trực tiếp, gián tiếp, toàn phàn.

- Nghiệm pháp Coombs trực tiếp, gián tiếp.

- Hiệu giá kháng thể trong máu con.

- Nếu có thay máu, phải cấy máu trước và sau khi thay máu.

ĐIỀU TRỊ

Chiếu đèn, khi bilirubin tự do trong máu

Ở trẻ đè non: 5-14mg/dl.

Ở trẻ đủ tháng: 10-24 mg/dl.

Thay máu khi bilirubin tự do trong máu

Ở trẻ đẻ non: 15-20mg/dl.

Ở trẻ đủ tháng: 25mg/dl.

Chiếu đèn: dùng ánh sáng chiếu qua da gây tác động chuyến bilirubin từ dạng tự do thành dạng kết hợp.

Thay máu: máu của bệnh nhân có hàm lượng bilirubin tự do tăng cao đuợc đưa ra ngoài, thay vào đó là lượng máu tương đương của nguòi khỏe có hàm lượng bilirubin bình thường.

Bảng 2.9 Chỉ định chiếu đèn và thay máu theo hàm lượng bilirubin tự do trong máu.

Hàm lượng bilirubin tự do trong

Tuổi, trọng lượng

máu để chỉ định

Chiếu đèn

Thay máu

<32 tuần, dưới 1.500g

5- 15mg/dl

15- 20mg/dl

33- 36tuần, 1-500- 2.500g

12- 19mgAil

20mg/dl

Đủ tháng, trên 2.500g

15- 24mg/dl

25mg/dl

Việc chỉ định trên có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một chút.

Nếu bilirubin gián tiếp tăng đã đến giới hạn phải thay nhưng toàn trạng không tốt, trẻ thỏ chậm, tím tái thì không thay máu.

Nếu chưa đến giới hạn, trẻ li bì, trương lực cơ tăng nhẹ nhưng nhịp thỏ còn đều, trẻ còn hồng hào thì nên thay máu.

- Bilirubin tăng nhanh trong 24 giờ sau đẻ cũng phải chi định thay máu.

1. Chiếu đèn

Phải che mắt bệnh nhân bằng kính đen trong khi chiếu đèn.

Không mặc quàn áo trong khi chiếu đèn, thay đổi tư thế 2 giờ/lần để ánh sáng chiếu được lên khắp cơ thể.

Chiếu đèn cả ngày và đêm liên tục cho đến khi bilirubin gián tiếp dưới 10 mg/dl thì ngừng chiếu.

Truyền dịch trong khi chiếu đèn 30-50ml/kg/24 giờ bằng dung dịch Glucoza 10% hoặc có thể cho trẻ ăn tăng số lượng. Hiệu quả của liệu pháp ánh sáng phụ thuộc chủ yếu vào diện tích da được chiếu (diện tích da được tiếp xúc vói ánh sáng).

Đèn chiếu dùng ánh sáng xanh là hiệu qủa nhất (bước sóng từ 450 đến 500nm); khoảng cách giữa bệnh nhân và đèn là 1 mét.

Không chiếu đèn cho bệnh nhân vàng da tăng biiirubin kết hợp do tắc mật hoặc viêm gan,...

Sau 3 giờ nên thay đổi tư thế để da được tiếp xúc đều với ánh đèn.

Tác dụng phụ:

- Mất nước vô hình (do đó cần bù cho trẻ 20-30% lượng nước nhu cầu).

- Ỉa chảy,

- Mẩn đỏ.

Hội chứng "da hồng" hiếm gặp, chỉ khi có bệnh ở nhu mô gan.

Thay máu

Khi lượng bilirubin tự do đến giới hạn chỉ định và toàn trạng tốt, nhịp thở đều 40-50 lần/phút, phổi không có tiếng bệnh lí, gan và lách không to, trương lực cơ bình thường hoặc tăng nhẹ.

Chức năng gan bình thường (không xuất huyết dưới da, thời gian đông máu bình thường).

Loại máu tốt nhất là máu tươi hoặc máu mới lấy không quá 3 ngày.

Lượng máu cần thay: 150ml/kg.

Loại nhóm cùa máu dùng để thay: Nếu bất đồng ABO, dùng hồng cầu rửa nhóm O huyết tương AB (hoặc huyết tương cùng nhóm với bệnh nhân).

Nếu bất đồng Rh dùng hồng cầu rửa Rh (-). .

Heparin: 150 đơn vị/kg, tiêm tĩnh mạch rốn trước khi thay máu.

Trong khi thay, cần lưu ý:

Nếu máu thay đuợc chống đông bằng Heparin thì không cần dùng Heparin và canxi trong qúa trình thay máu. Còn nếu máu thay được chống đông bằng Citrat canxi thì mỗi khi thay đưọc 100ml máu, cho thêm Gluconat canxi 10%: 2ml, tĩnh mạch. Nếu không có, thay bằng Clorua canxi l%-2ml (cách pha Clorua canxi 10% thành Clorua canxi 1% như sau: 1 ống Clorua canxi 10% có 0,5g trong 5ml. Lấy 1 ml dung dịch đó pha thêm 9,0ml nước cất, sẽ được một dung dịch Clorua canxi 1%).

Theo dõi cẩn thận bệnh nhân trong quá trình thay máu, quan tâm đến:

- Nhịp thở.

- Nhịp tim.

- Nhiệt độ.

Bệnh nhân cần phải được giữ ấm.

Khi thay được 1/2 lượng máu, nên nghỉ 30 phút rồi thay tiếp.

Nếu bệnh nhân có hiện tượng sốc như lạnh chân tay, tim đập nhanh, khó thở, tím tái, cần ngừng thay máu và xử lí sốc.

Đường thay máu tốt nhất là tĩnh mạch rốn.

Theo dõi xét nghiệm: xem phần trên.

Theo dõi sau thay máu:

Ghi tổng số máu truyền vào và lấy ra.

Theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ.

Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm bilirubin nhũng ngày sau (nếu cần) một lần mỗi ngày cho đến khi bilirubin dưới 10 mg/dl. PGS. Tô Thanh Hương

 

ÁP XE NỘI SỌ

BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ

BỆNH CÒI XƯƠNG

BỆNH BASEDOW

BASEDOW VÀ THAI NGHÉN

BỆNH SỞI

BỆNH THƯƠNG HÀN

BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI

BỆNH VIÊM GAN KHI MANG THAI

BỆNH ĐAU TỦY XƯƠNG

BỆNH ĐA HỒNG CẦU TIÊN PHÁT

BỆNH THIẾU MÁU DO GIUN MÓC

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN

BỆNH U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

BỆNH U LYMPHO HODGKIN

BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)

CẤP CỨU NGẠT NƯỚC

CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

CHÁY MÁU TIÊU HÓA CAO

CHẢY MÁU TIÊU HÓA THẤP

CHÁY MÁU SAU ĐẺ

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

CƠN ĐAU THẮT NGỰC

CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐÁI THÁO NHẠT

ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ VÔ SINH, HIẾM MUỘN

ĐIỀU TRỊ BỆNH HEMOPHILIE

ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH

ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

HEN PHẾ QUẢN

HẸP VAN HAI LÁ

HỆ TIẾT NIỆU

HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC PHỔI

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

HỘI CHỨNG CUSHING

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

HỞ VAN HAI LÁ

ỈA CHẢY CẤP

KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

NHỒI MÁU CƠ TIM

PHÙ PHỔI CẤP

XỬ LÝ RẮN ĐỘC CẮN

XỬ LÍ NGỘ ĐỘC CẤP

SUY HÔ HẤP CẤP

SUY THẬN CẤP

SUY THẬN MÃN

SUY TIM

TAI BIẾN MẠCH MÃU NÃO

TĂNG HUYẾT ÁP

THIẾU MÁU

THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ HÔ HẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ TUẦN HOÀN

TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH

TRIỆU CHỨNG HỌC TIẾT NIỆU

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

VIÊM CẦU THẬN

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

VIÊM ĐA KHỚP

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

VIÊM PHỔI THÙY

VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH

VIÊM MÀNG NÃO MỦ SƠ SINH

VIÊM PHỔI SƠ SINH

VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

XƠ GAN

XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHI MANG THAI

HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH NGẠT

MÃN KINH - TIỀN MÃN KINH

NHIỄM KHUẨN SẢN HẬU

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ

SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ

TÁO BÓN

TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH

THIẾU MÁU VÀ THAI NGHÉN

THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

UNG THƯ ÂM HỘ

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG

U NGUYÊN BÀO NUÔI

U TỦY THƯỢNG THẬN (Pheochromocytoma)

UỐN VÁN SƠ SINH

U XƠ TỬ CUNG

VIÊM NỘI TAM MẠC NHIỄM TRÙNG

VIÊM PHÚC MẠC Ở TRẺ EM

VÔ KINH

VỠ ỐI SỚM, VỠ ỐI NON

VÔ SINH NAM

VÔ SINH NỮ

VỠ TỬ CUNG


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến     Đầu trang