Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh như ỉa chảy, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn, nôn nhiều,.. Khi có mất nước do nôn hoặc ỉa chảy, thường kèm theo mất điện giải vì vậy khi điều trị cần chú ý đánh giá mức độ mất nước.
Bảng 2.8. ĐÁNH GIÁ MẤT NƯỚC |
|||
Dấu hiệu và triệu chứng |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Tình trạng chung |
Tình táo |
Mệt mỏi |
Lò dò, quáy khóc |
Nhịp thở |
Đều |
Nhanh |
Sâu |
Thóp trước |
Bình thường |
Hơi lõm |
Rất lõm |
Độ đàn hồi da(dấu hiệu Casper |
Bình thường |
Chậm |
Trên 2 giây |
Nước mắt |
Có |
Khồng có ■ |
Khồng có |
Nưỏc tiểu |
Binh thưòng |
ít, sẫm màu |
Không có |
Mát trọng lượng cơ thể(%) |
4-5 |
6-9 |
Trên 10 |
Thể nhẹ và trung bình:
- Cho bú mẹ bình thường
- Mất nước đẳng trương và nhược trương: Cho uống ORESOL (ORS) 10-20ml/kg/3 giờ, đánh giá lại sau 3 giờ.
- Mất nước ưu trương: Cho uống 20mg/kg, trong đó 2/3 là ORESOL cho uống trước và 1/3 là nước thường cho uống ngay sau đó. uống trong 3 giờ.
- Đánh giá lại tình trạng mất nước sau 3 giờ. Nếu tình trạng vẫn như trên, tiếp tục cho uống ORESOL 10ml sau mỗi lần iả. Nếu tình trạng nặng thêm như trướng bụng, nôn nhiều, ỉa tăng lên, tình trạng toàn thân mệt mỏi thì phải chuyển sang truyền dịch.
Bước 1: Tạm ngừng cho bú mẹ . Tổng lưọng dịch: 30-50ml/kg/l giờ. Trong đó: Glucoza 5% 2 phần. Clorua natri 0,9% 2 phần. Bicarbonat natri 0,14% 1 phần.
Ví dụ: Trẻ nặng 3kg, lượng dịch cần cho bước 1 là: Glucoza 5% 60ml. Clorua natri 0,9% 60ml Bicarbonat natri 0,14% 30ml. Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
Bước 2: Cho bú mẹ bình thường. Thành phần dịch như trên.
Tổng lượng dịch 30ml/kg/3 giờ.
Bù điện giải theo côiig thức:
Trong đó X: lượng natri của bệnh nhân; trọng lưọng bệnh nhân.
Nếu sS2,5 mEq thì bù 4mEq/kg/24 giờ, <3 mEq thì bù 3mEq/kg/24 giờ <3,5 mEq thì bù 2mEq/kg/24 giờ.
Hoặc cho theo ti lệ l-3ml Clorua kaỉi 10% hòa trong l00ml dịch truyền trên.
Nếu bệnh nhân nặng thêm: quay lại như giờ đầu.
Sau khi truyền 2 bước, đánh giá lại:
Nếu đỡ, cho uống tiếp ORESOL theo phác đồ.
Nếu không đỡ, bù tiếp như lúc đầu 30 ml/kg/24 giờ (thành phần dịch như trên).
Tổng lượng dịch không qúa 200ml/kg/24 giờ.
·Điện giải đồ
·Công thức máu - hematocrit.
·Cấy phân.
·Astrup.
Trong giai đoạn bồi phụ nước và điện giải, phải tìm nguyên nhân gây mất nuốc. Nếu do ỉa chảy cấp thì không điều trị kháng sinh, chỉ bù nước và cho bú sữa mẹ.
Đặc biệt lưu ý ia chảy cấp ở trẻ sơ sinh thường là triệu chứng của nhiễm khuẩn sơ sinh vì vậy phải thăm khám thật tỉ mỉ, theo dõi sát để tìm nguyên nhân ỉa chảy. Nếu ỉa chảy có nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh.
Ỉa chảy còn là triệu chứng của viêm ruột hoại tử, nhất là ỏ trẻ đẻ non, trẻ bị thiếu dưỡng khí lâu như ngạt, uốn ván bị co giật nhiều, … thì trong điều trị phải nhịn ăn và không áp dụng phác đồ này.
Nếu mất nước do nôn nhiều như co thắt môn vị, hội chứng sinh dục thượng thận, viêm màng não mủ, … phải tìm nguyên nhân mà tiếp tục điều trị.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG