Có nhiều danh từ để chỉ bệnh này: xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, bệnh Werlhof, xu hướng hiện nay đó là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có kháng thể chông tiểu cầu trong huyết thanh và có cả kháng thể chống mẫu tiểu cầu trong tủy xương (bản chất kháng thể là IgG). Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn về cơ chế rất phức tạp, cơ thể tự sinh kháng thể để chống lại tiểu cầu của chính bản thân mình.
Phương pháp điều trị corticoid: bằng phương pháp này không làm khỏi bệnh một cách chắc chắn nhưng điều chỉnh được rối loạn cầm máu, tác dụng chống chảy máu, tác dụng miễn dịch. Đẩy lui bệnh dài. Liều lượng dùng 1-3 mg/kg/ngày (có trường hợp cần có thể dùng 5 mg/kg/ngày), dùng liên tục trong 2 tuần, giảm liều dần ở tuần thứ 3 và tuần thứ 4.
Phương pháp cắt lách: Cho đến nay không còn bàn cãi về chỉ định cắt lách mà chỉ cần đặt ra là chỉ định cắt lách đúng. Kết quả tức thì của lách thường là tốt, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ sau cắt lách một thời gian dài: cắt lách ở người trưởng thành có chỉ định rộng rãi hdn trẻ em.
Phương pháp dùng thuốc giảm miễn dịch: chỉ áp dụng điều trị bằng corticoid không có tác dụng.
Phương pháp thay huyết tương (Echanges Plasmatiques) trong 3 ngày liên tiếp với lượng 60 ml/kg/ngày, rồi trả lại cho bệnh nhân bằng huyết tương tươi giầu tiểu cầu (đông lạnh) với một lượng 15 ml/kg/ngày cùng với 45 ml albumin/kg/ngày và có thêm chất chông kết dính tiểu cầu là aspirin 10 mg/kg/ngày.
Phương pháp truyền 3 ngày liên tục huyết tương tươi gỉầu tiểu cẩu (hoặc huyết tương tươi giầu tiểu cầu đông lạnh) ỏ mức liều lượng 15 ml/kg/ngày (có thể có thêm chất chông kết dính tiểu cầu).
Phương pháp truyền huyết tương tươi giàu tiểu cầu ủ với thuốc vincristin: tập trung tiểu cầu từ huyết tương tươi giàu tiểu cầu với số lượng 1000 g trong 15 phút rồi ủ với vincristin 1mg vào và đem truyền cho bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân được truyền từ 1 đến 3 lần thì số lượng tiểu cầu tăng lên rõ rệt (phương pháp này dùng khi đã dùng corticoid mà không có kết quả).
Trong điều kiện thực tế Việt Nam, chúng ta thường áp dụng các phương pháp sau đây: Corticoid, cắt lách, thuốc giảm miễn dịch, truyền máu và huyết tương tươi giàu tiểu cầu là phương pháp hỗ trợ thêm khi có triệu chứng xuất huyết nặng trên lâm sàng và số lượng tiểu cầu giảm.
Cần điều trị sớm khi bệnh mới được phát hiện
Điều trị liên tục, theo dõi bệnh nhân hàng tháng, hàng năm để có thể kết hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc truyền máu, hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt lách) khi có chỉ định cần thiết.
Theo dõi bệnh nhân sau cắt lách để đánh giá kết quả điều trị và điều trị tiếp tục nếu bệnh tái phát.
Bệnh này có nhiều thể bệnh: cấp tính, bán cấp tính, mạn tính. Nhưng cần phân chia 3 thể dựa vào lâm sàng và tiểu cầu để tiện áp dụng chung cho các tuyến điều trị.
Thể bệnh |
Triệu chứng xuất huyết |
Số lượng tiểu cẩu |
Số lượng tiểu cầu bình thường |
Thể nhe |
Xuất huyết dưới da |
o> o X o o 1 T- 00 |
150 - 300 G/lít |
Thể trung bình |
Xuất huyết dưới da và các niêm mac |
50 - 80 X 109/lít |
|
Thể nặng |
Xuất huyết dưới da, niêm mạc, các tạng |
Dưới 50 X 109/lít |
Corticoỉd liệu pháp: dùng 3 loại thuốc Prednison 5 mg (viên) depersolon 30 mg (ống); uống hoặc cả uống và tiêm. Hoặc Solu - Medrol 40 mg.
Thể nhẹ : 1 mg/kg/ngày.
Thể trung bình : 2 mg/kg/ngày Thể nặng: 3-5 mg/kg/ngày
Một đợt điều trị: dùng 2 tuần liên tục, tuần thứ 3 giảm liều dần, tuần thứ
giảm liều và nghỉ. Nếu bệnh vẫn tiến triển tốt thì điều trị duy trì 20 - 30 mg/ngày/ uống cách ngày rồi theo dõi bệnh nhân cả vể lâm sàng và xét nghiệm qua hàng tháng để kịp thời điều chỉnh việc điều trị thích hợp.
Truyền máu: chỉ định truyền máu khi sô' lượng tiểu cầu giảm và có triệu chứng xuất huyết nhiều nơi. Truyền máu tươi toàn phần khi có xuất huyết nặng mà đã gây nên hội chứng thiếu máu (hoặc ở các cơ sỏ chưa tách được khối huyết tương giầu tiểu cầu), truyền 250 ml (1 đơn vị máu)/l lần/trong ngày hoặc 250 ml X 2 lần/trong ngày, hoặc hơn nữa tùy thuộc diễn biến trên lâm sàng và xét nghiệm. Truyền khối tiểu cầu (hoặc huyết tương tươi giàu tiểu cầu): truyền 250 ml X 1 lần/ngày hoặc 250 ml X 2 lần/ngày, truyền ngày liên tục, tốt nhất là lấy tiểu cầu từ một người cho để tránh tình trạng miễn dịch, nhưng trên thực tế không thể có một người cho tiểu cầu trong 3 ngày liên tục được, do đó có thể vẫn truyền tiểu cầu của nhiều người cho.
Phương pháp phẫu thuật cắt lách: chỉ định cắt lách:
Đã điều trị 3 đợt bằng phương pháp nội khoa, sau một năm mà bệnh vẫn tái phát (cá biệt có bệnh nhân sau 6 tháng).
Tuổi: dưới 40 tuổi, từ 20 - 30 tuổi có kết quả tốt, từ 31 - 40 tuổi kết quả hạn chế, sau 40 tuổi ít kết quả (cá biệt có thể cắt lách sau 40 tuổi tùy theo diễn biến lâm sàng và có bệnh nội khoa kết hợp).
Trước khi cắt lách cần điều trị bằng corticoid và truyền máu để đạt đến một đợt lui bệnh ổn định.
Sau khi cắt lách theo dõi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tiểu cầu để đánh giá kết quả: sau một ngày, sau một tuần, sau một tháng, sau ba tháng, sau sáu tháng, sau chín tháng, sau một năm và thời gian tiếp...
Điều trị thuốc giảm miễn dịch chỉ định dùng thuốc giảm miễn dịch khi : đã dùng corticoid và truyền máu sau 3 đợt điều trị nội khoa mà bệnh vẫn không khỏi, hoặc sau cắt lách mà bệnh nhân vẫn bị xuất huyết và số lượng tiểu cầu giảm.
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:
Cyclophosphamid 50 mg X 4 viên/ngày X 15 ngày
6 MP 50 mg X 4 viên/ngày X 15 ngày
Vincristin 1 mg/tĩnh mạch X 2 lần trong 1 tuần
Sau 15 ngày điều trị xét nghiệm lại số lượng tiểu cầu để đánh giá kết quả và điều chỉnh liều lượng thuốc. Trong khi dùng thuốc giảm miễn dịch vẫn kết hợp truyền máu (máu tươi toàn phần hoặc huyết tương tươi giàu tiểu cầu để điều trị hỗ trợ).
Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân rất thay đổi có thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Nhưng tiên lượng bệnh tốt nếu điều trị đúng và chuẩn đoán sớm. Sau 3 đợt điều trị nội khoa từ sáu tháng đến một năm mà bệnh vẫn tái phát thì có chỉ định cắt lách, sau cắt lách số lượng tiểu cầu tăng và khỏi bệnh hoàn toàn đạt đến 90% trường hợp.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG