Bệnh gout là bệnh của thời đại văn minh, thường gây nên cơn đau đớn dai dẳng cho người bệnh. Với bệnh gout thì chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến căn bệnh này.
Gout là bệnh mãn tính, nằm trong nhóm bệnh viêm khớp dạng thấp có đặc điểm là khởi phát đột ngột, dễ tái phát, khó điều trị tận gốc.
Bệnh gout có thể gặp ở mọi người, bệnh xảy ra quanh năm nhưng sẽ tăng lên khi thời tiết đổi mùa, khi ăn uống không hợp lý, khi sử dụng thuốc không hợp lý…
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng của bệnh gout thì có thể kể đến là do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể. Khi cơ thể chúng ta bị rối loạn chuyển hóa nhân purin thì sẽ dẫn đến hiện tượng tăng axit uric trong máu, làm xuất hiện các hạt tophi, hạt tophi này ứ đọng ở khớp gây hiện tượng viêm khớp. Khi hạt tophi càng ngày càng nhiều, ứ đọng số lượng ngày càng lớn, thì sẽ dẫn đến hậu quả là biến dạng khớp.
Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều loại thịt đỏ chứa nhiều đạm, chữa chất kháng hitamin và chứa chất béo. Ở những người này sẽ dẫn đến hiện tượng làm tăng quá trình chuyển hóa nhân Tophi ở trong cơ thể và dẫn đến mắc bệnh gout.
Những người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Thừa cân béo phì cũng là 1 dạng rối loạn chuyển hóa. Những người sử dụng thuốc không hợp lý, ví dụ như thuốc Aspirin liều thấp trong 1 thời gian kéo dài, thì cũng dễ dẫn đến mắc bệnh gout.
Những người có mang yếu tố di truyền khi trong gia đình có ông, bà, bố mẹ, người than mắc bệnh gout thì nguy cơ thế hệ sau có thể mắc bệnh gout.
Đối với bệnh nhân gout thì việc ăn uống, tập luyện là vấn đề mà ta cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Nên ăn các loại thịt trắng như: thịt lợn, thịt gia cầm … vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.. Khi ăn thịt da cầm nên bỏ da, vì da có chữa hitamin nên khi vào cơ thể sẽ kích hoạt cơn đau gout hoặc làm bệnh gout tái phát.
Nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân gout không nên ăn các loại thịt đỏ như dê, bò, trâu và các loại thủy hải sản cao đạm như tôm, cua, ghẹ …
Ngoài ra chúng ta cần lưu ý không sử dụng nội tạng của các loài động vật. Đây là những món ăn bổ dưỡng nhưng lại dễ gây ra rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể.
Không sử dụng quá mức rượu, bia và đồ uống có cồn.
Không sử dụng thuốc sử dụng thuốc lợi tiểu và Aspirin liều thấp kéo dài sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, đặc biệt không sử dụng sinh tố C liều cao để làm đẹp và chữa bệnh. Bởi vì đây là loại thuốc dùng vào có thể kích hoạt cơn gout tái phát.
Không nên ăn các loại rau quả họ đậu có chứa các loại nhân purin.
Với những người đã bị bệnh gout đều có thể cảm nhận được cơn đau của bệnh gout. Sau 1 đêm ngủ dậy, xuất hiện sưng nóng, đỏ đau ở vùng khớp bị viêm. Việc đầu tiên là cần hạ nhiệt vùng khớp bị viêm bằng cách trườm nước đá hoặc ngâm ngón cái bàn chân bị gout vào nước đá làm cho các mạch máu co lại, giúp giảm bớt căng tức do chèn ép vào các dây thần kinh tại vùng khớp bị đau. Có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hoặc trong cây nhà lá vườn có thể dùng sắc nước cành và lá tía tô, dùng nước đó để uống, nước đó còn thì cho đá lạnh vào, ngâm chân vào cũng sẽ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau khớp. Nếu sử dụng cành lá tía tô đun nước để uống và ngâm chân liên tục trong 5-7 ngày, thì hiện tượng gout cũng giảm đi rất nhanh. Đây cũng là cách điều trị bệnh gout cấp tính và dự phòng gout mãn tính tương đối tốt.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|