Về mặt sinh học, một người phụ nữ sẽ trải qua 7 giai đoạn: giai đoạn sơ sinh, thiếu niên, dậy thì, trưởng thành, tiền mãn kinh, mãn kinh, tuổi già. Mỗi một giai đoạn sẽ có đặc tính sinh học khác nhau. Độ tuổi giao động giữa các giai đoạn cũng thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đặc tính di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, vào các thời đại khác nhau… Trước đây các cụ thường nói nữ thì thập tam, nam thì thập lục. Có nghĩa là nữ thì 13, nam thì 16 tuổi mới dậy thì. Nhưng hiện nay tuổi dậy thì của các bé gái là khoảng 8-10 tuổi, bé trai từ 9-10 tuổi đã dậy thì. Tuổi dậy thì đã ngày càng sớm hơn ở cả bé trai và bé gái. Giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn bé gái đã có thể sinh con. Do đó trẻ dậy thì càng sớm thì bố mẹ càng cần quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ, giáo dục giới tính cho trẻ có khả năng chăm sóc sức khỏe cho chính mình và phòng tránh được nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Tuổi khuyến cáo để sinh con cho nữ tốt nhất là từ 22 -35 tuổi. Ở tuổi này, cơ thể của người phụ nữ trưởng thành về mặt thể chất, chín chắn hơn về mặt tinh thần, người phụ nữ có nghề nghiệp ổn định, có kiến thức đầy đủ cho việc mang thai, sinh con và nuôi con. Chu kỳ rụng trứng, hành kinh theo chu kỳ ổn định, giúp cho người phụ nữ chủ động chọn được thời điểm thích hợp nhất, phù hợp với sức khỏe của mình để mang thai tốt nhất.
Do đó sinh con trong gia đoạn 22-35 tuổi ở nữ là tốt nhất, ngoài giai đoạn này ra là không được khuyến cáo. Vì sinh con trong giai đoạn dậy thì, cơ thể của bạn gái đó chưa trưởng thành, chưa có kiến thức chăm sóc thai kỳ, có khả năng sinh con ra bé không được đầy đủ dinh dưỡng, nguy cơ tiền sản giật, sản giật cao.
Ở giai đoạn sau 35 tuổi, lúc này khả năng có thai cũng đã giảm, khả năng sẩy thai cao, nguy cơ trẻ bị dị tất cao. Hội chứng Down ở trẻ sinh ra ở tuổi 30 là 1/900, ở tuổi 35 là 1/365, ở tuổi 40 là 1/100, ở tuổi 45 là 1/30. Do đó nguy cơ sinh con ngoài 35 tuổi thì trẻ bị dị tật cao hơn trong giai đoạn sinh sản được khuyến cáo.
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ ở giai đoạn sinh sản, mà từ giai đoạn trước dậy thì, dậy thì, và cả các giai đoạn sau đó trong cuộc đời người phụ nữ. Là phụ nữ luôn phải lắng nghe cơ thể mình, biết được những thay đổi bất thường, đâu là những thay đổi sinh lý bình thường để không phải quá lo lắng.
Có 3 bệnh lý nổi bật trong giai đoạn sinh sản đó là
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: là bệnh liên quan đến viêm bộ phận sinh dục nữ như viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng. Nguyên nhân của viêm nhiễm là do một số chị em phụ nữ không hiểu biết vấn đề chăm sóc sức khỏe, vệ sinh hàng ngày và trong chu kỳ kinh nguyệt còn chưa hợp lý. Ngoài ra bệnh viêm nhiễm còn xảy ra khi quan hệ tình dục do các bệnh lây truyền đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…
Bệnh liên quan đến sinh sản ở người phụ nữ như bệnh rong kinh, rong huyết, sẩy thai, sinh non, những tai biến sản khoa …
Bệnh liên quan đến u, u tân tạo, u tân sinh trong cơ quan sinh dục người phụ nữ. U tân tạo này có thể lành tính hoặc ác tính. U lành tính như u nang buồng trứng, u xơ tử cung… U ác tính như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng …
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng và trong giai đoạn tiền dậy thì cần được chú trọng. Dinh dưỡng giúp cho người phụ nữ có khả năng thụ thai tốt nhất, sinh ra em bé khỏe mạnh nhất, giúp cho người mẹ có sức khỏe tốt nhất giúp mang thai tốt, giảm tai biến sản khoa.
Nếu trong giai đoạn chuẩn bị thụ thai, người mẹ ăn bị thiếu chất như thiếu phonat (VitaminB9) nó sẽ liên quan trực tiếp đến nguy cơ mang thai sinh ra e bé bị hội chứng Down. Khi mang thai mẹ bị thiếu vitamin B1, VitaminE thì nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở tim nó cao hơn.
- Cần ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, đủ vitamin, đủ chất khoáng.
- Ăn cân đối giữa các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Dinh dưỡng nên ăn tối thiểu từ 50% và không quá 70%. Thực phẩm từ động vật có giá trị sinh học cao, giúp cơ thể có khả năng phát triển tốt nhất hệ thống sinh sản của phụ nữ, làm cho chức năng của trứng, chất lượng trứng tốt nhất. Cần phải xác định giai đoạn chuẩn bị mang thai, ngoài chế độ ăn đầy đủ cần bổ xung bằng cách uống một số loại thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Một số chất ít khi chúng ta để ý nhưng lại đặc biệt quan trọng trong sức khỏe sinh sản:
- I ốt, thường mọi người chỉ nghĩ đến thiếu I ốt sẽ bị bướu cổ. Ngoài ra I ốt còn là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể không dự trữ được nên cần được nạp hàng ngày. I ốt có tác dụng làm tăng khả năng thụ thai của cả nam và nữ. Trong khi mang thai, I ốt đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất, không bị suy dinh dưỡng bào thai, không bị suy giáp bẩm sinh. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh vẫn đủ cân, trông bình thường, nhưng trí não không phát triển, nhận thức kém. Lúc còn sơ sinh thì sẽ không phát hiện ra, nhưng khi lớn lên phát hiện ra thường là trẻ bị tổn thương ở não do thiếu I ốt trong quá trình bào thai. Do đó cần bổ sung I ốt thường xuyên hằng ngày là rất quan trọng nhất. Theo số liệu điều tra thì trên 70% phụ nữ mang thai bị thiếu hụt I ốt ở mức độ trung bình, mức độ nhẹ và cả mức độ nặng.
- Sắt là một chất khó hấp thu nhưng lại đặc biệt quan trọng với sức khỏe người phụ nữ đặc biệt trong quá trình thụ thai, mang thai và khả năng tai biến phụ khoa cao nếu thiếu sắt. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, sẽ không đủ ô xy để não của thai phát triển tốt.
- Một số vitamin và chất khoáng trong đó quan trọng nhất là axit folic, vì nó liên quan đến khả năng thụ thai. Nếu phụ nữ ăn thiếu axit folic thì khả năng thụ thai giảm xuống rất nhiều. Nếu thiếu ở giai đoạn đầu mang thai thì thai nhi có khả năng bị các dị tật ở thần kinh trung ương, dễ bị gai đôi cột sống, dị tật tim mạch …
- Vitamin nhóm B rất là quan trọng và cần thiết với phụ nữ mang thai, vì khi thiếu vitamin nhóm B thì các chất dinh dưỡng như bột, đường đều không chuyển hóa được, mẹ sẽ lên cân nhiều nhưng không vào thai nhi
- VitaminE giúp giảm tai biến sản khoa, ngoài ra vitaminE còn góp phần vào sự phát triển của buồng trứng, giúp tăng khả năng thụ thai do bổ các mạch máu ở nội mạc, tuần hoàn đến hệ thống sinh dục tốt.
- Cần chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nạo phá thai là biện pháp đình chỉ thai nghén, là biện pháp có nhiều nguy hiểm, tai biến và biến chứng. Những biến chứng thường gặp như: xuất huyết, thủng tử cung, nhiễm trùng … là những nguyên nhân có thể gây hiếm muộn vô sinh sau này. Với trường hợp các bạn gái còn trẻ tuổi đi nạo phá thai sớm thì nguy cơ tai biến càng cao, ảnh hưởng rất lớn để khả năng sinh sản sau này. Ngoài ra còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý, hạnh phúc về sau.
Về tâm lý các bạn gái trẻ thường ngại đi khám phụ khoa, thường đến khi lấy chồng thấy khó khăn trong việc có con, quan hệ tình dục mới đi khám thì nhiều khi đã là muộn. Trong thực tế có những trường hợp bé bái mới 11 tuổi đã có bị u buồng trứng. Nếu kiểm tra sớm thì khả năng điều trị sớm sẽ có hiệu quả tốt nhất, để lâu sẽ phát triển thành ung thư lúc đó điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện ra bệnh sớm giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Để có sức khỏe sinh sản tốt và điều trị kịp thời, các bạn nữ nên đi khám sức khỏe khi còn trẻ là tốt nhất.
Theo thống kê tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1200 trẻ bị xâm hại, theo thống kê trên thế giới cứ 4 trẻ gái thì có 1 trẻ bị xâm hại, 6 trẻ trai thì có 1 bé bị xâm hại. Trong giai đoạn mà tuổi dậy thì của các bé ngày càng sớm thì nguy cơ bị xâm hại tình dục càng cao. Để trẻ có khả năng chống lại nguy cơ xâm hại tình dục thì cần phải trang bị kiến thức cho trẻ.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|