Nắng nóng ảnh hưởng đến sức khoẻ của tất cả mọi người đặc biệt là với người cao tuổi.
Khi thời tiết nắng nóng thì những thay đổi nhiệt độ đó sẽ tác động đến cơ thể, nó tác động đến nhịp tim, đến hệ thống tiêu hoá, hệ thống bài tiết, mồ hôi, nước tiểu và các bộ phận trên cơ thể.
Do đó, nắng nóng là nguyên nhân chủ yếu gia tăng số bệnh nhân lớn tuổi nhập viện. Sức đề kháng của họ giảm dần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể. Chức năng của các cơ quan cũng yếu đi dễ chịu tác động của thời tiết nên nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nắng nóng và tia cực tím khiến sự thích nghi của người cao tuổi bị suy giảm. Tình trạng thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp. Nhiệt độ tăng cao khiến thực phẩm dễ bị ôi, thiu gây bệnh tiêu hoá.
Gây các bệnh về hô hấp, đột quỵ, sốc nhiệt, các bệnh lý về khớp. Làm tăng nặng bệnh mãn tính, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường…
Người cao tuổi nên hạn chế đi lại và làm việc vào những giờ cao điểm nắng nóng từ 10h sáng đến 4h chiều.
Tăng cường các loại nước trái cây, rau củ, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng.
Sử dụng máy lạnh ở mức độ vừa phải, dùng quạt ở mức độ thấp, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng lạnh ra ngoài phòng nóng, mức chênh nhiệt độ cao gây ra tình trạng sốc nhiệt, sẽ gây co mạch trong cơ thể, thay đổi huyết áp và sẽ là nguy cơ gây đột quỵ.
Nên tắm nước ấm, nơi kín gió.
Khi thấy các dấu hiệu như thân nhiệt tăng cao, tiết nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, thở dốc, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu nên cho vào phòng mát nằm nghỉ sau đó đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
Không nên để bệnh nặng mới nhập viện, không nên tự ý mua thuốc tại hiệu thuốc.
Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Uống nhiều nước.
Vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi, bọ gậy xung quanh khu vực nơi ở.
Tham khảo thêm: Đông y điều trị vô sinh