Cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn, nên không thể xem trẻ em là người lớn thu nhỏ lại.
Căn cứ vào đặc điểm và sự phát triển của trẻ nhỏ, các thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ chia làm 6 thời kỳ.
Giới hạn của thời kì này kể từ lúc trứng được thụ thai đến khi trẻ ra đời, trung bình 270 - 280 ngày.
Đặc điểm sinh lí của thời kì này là sự hình thành và phát triển thai nhi. Sự phát triển thai nhi lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Ba tháng đầu của thời kì bào thai là giai đoạn hình thành thai nhi.
Sáu tháng cuối của thời kì bào thai là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh.
Bệnh lí ở thời kì này là sự rối loạn về hình thành và phát triển thai nhi. Nhiều yếu tố về phía người mẹ ảnh hưởng đến sự phát triền thai như:
•Tuổi người mẹ.
•Số lần đẻ.
•Khoảng cách giữa các lần đẻ.
•Dinh dưỡng khi có thai.
•Điều kiện lao động.
•Tình trạng tinh thần, bệnh tật.
Những yếu tố không thuận lợi như mẹ bị mắc một số bệnh do virus trong 3 tháng đầu của giai đoạn có thai làm thai hình thành không đầy đủ, gây ra các tật bẩm sinh, nguợc lại nếu ảnh hưởng đến 6 tháng sau của giai đoạn lại có thể gây ra tình trạng đẻ non, sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, w...
Do đó việc bảo vệ tốt các bà mẹ khi có thai là thiết thực bảo vệ sức khỏe trẻ em. Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em phải bắt đầu từ chăm sóc người mẹ có thai.
Thời kì sơ sinh giới hạn từ lúc cắt rốn cho đến hết 4 tuần lễ đầu tiên.
Chủ yếu của thời kì này là sự thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Ngay khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, trẻ bắt đầu bú mẹ.
Cơ thể trẻ lúc này rất non yếu, hệ thần kinh luôn bị ức chế, nên trẻ ngủ suốt ngày,
Do thay đổi môi trường sống, nên còn có một số hiện tuờng sinh lí khác như bong da, vàng da, sút cân sinh lí, rụng rốn.
Do cơ thể rất non yếu, trẻ dễ mắc bệnh và bệnh diễn biến nặng, tử vong cao.
Đứng hàng đầu về bệnh lí lúc này là các bệnh nhiễm khuẩn ở rốn, hô hấp, da. Bệnh dễ lan rộng thành nhiễm khuẩn máu toàn bộ.
Sau các bệnh nhiễm khuẩn là bệnh lí do rối loạn sự hình thành và phát triển thai nhi như quái thai, dị tật sứt môi, hỏ hàm ếch, không có hậu môn, teo ruột, tắc ruột phân su, tim bầm sinh, đẻ non.
Sau cùng là một số bệnh do chân thương khi đẻ như ngạt, gẫy xương, Chảy máu não - màng não, v.v...
Ở thời kì so sinh phải đặc biệt quan tâm chăm sóc hô hấp, dinh dưõng, da, rốn, giữ ấm, vệ sinh, vô trùng.
Thời kì bú mẹ tiếp theo thời kì so sinh cho đến hết năm tuổi đầu tiên.
Ở thời kì này, cơ thể lớn rất nhanh, đến cuối năm đầu tiên trọng lượng của tré tăng gấp 3 làn, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc đẻ, do đó nhu cầu dinh dưỡng rất cao, 120 - 130 Kcal cho 1 kg trọng lượng một ngày. Thức ăn tốt nhất là sữa mẹ.
Hoạt động thần kinh cao cấp hình thành, trẻ phát triển về tâm thần - vận động nhanh, từ lúc mới đẻ ra trẻ chỉ có một số phản xạ bẩm sinh, đến cuối thời kì bú mẹ trẻ đã bắt đầu biết nói và hiểu được nhiều điều.
Chức năng của các bộ phận còn yếu, nhất là chức năng tiêu hóa, do đó thức ăn tốt nhất cho trẻ ỏ tuổi này là sữa mẹ.
Do mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng cao với chức năng tiêu hóa còn yếu, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, còi xương và suy dinh dưỡng.
Hệ thống miễn dịch còn yếu, lúc duới 6 tháng trẻ ít bị bệnh lây do có miễn dịch thụ động - kháng thể từ mẹ truyền sang; song từ trên 6 tháng, miễn dịch chủ động yếu, miễn dịch thụ động giảm dần, trẻ dễ mắc các bệnh lây như sỏi, ho gà, thủy đậu, bạch hầu và viêm đường hô hấp, do đó tiêm chủng gây miễn dịch cơ bản ỏ tuổi này rất quan trọng.
Ố thời kì này cần chăm sóc dinh dưỡng, phát triển và tiêm chủng cho trẻ.
Thời kì răng sữa bắt đầu từ 1 - 7 tuổi, chia nhỏ thành tuổi vườn trẻ 1 - tuổi và tuổi mẫu giáo 4-6 tuổi.
Ở thời kì này trẻ chậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ. Chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần.
Chức năng vận động lúc này phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy, làm được những động tác khéo léo, tự phục vụ mình và biết tập vẽ, tập viết.
Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh, nhất là lời nói, tiếp thu giáo dục, trẻ bắt đầu đi học lúc 6 tuổi.
Do tiếp xúc nhiều, nên ở tuổi này trẻ dễ mắc các bệnh lây như sởi, cúm, bạch hầu, lao, đồng thời bắt đầu mắc các bệnh dị ứng như hen, mẩn mày đay, viêm thận.
Ở thời kì này cần tiếp tục chăm sóc về dinh dưỡng, tiêm chủng cho trẻ và giáo dục cho trẻ về phát triển tâm thần.
Thời kì thiếu niên giới hạn từ 7 đến 15 tuổi, trong đó từ 7 đến 12 tuổi là tuổi học sinh nhỏ, từ 12 đến 15 tuổi là thời kì bắt đầu dậy thì.
Ở thời kì này chức phán và cấu tạo các bộ phân hoàn chỉnh. Trẻ có khả năng tiếp thu giáo dục học đường tốt; phát triển mạnh về trí tuệ và tâm sinh lí của từng giới. Hệ thống cơ phát triển mạnh. Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.
Bệnh lí lúc này gần giống nguời lớn. Do tiếp xúc nhiều nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Đáng lưu ý lúc này là rất dễ mắc bệnh thấp tim. Lúc này cũng dễ mắc các bệnh do tư thế sai như gù, vẹo cột sống, cận thị. Các bệnh đường hô hấp trên và bệnh răng phổ biến ở tuổi này.
Giới hạn của thời kì dậy thì khác nhau tùy theo giới, môi trường sống. Trẻ gái bắt đầu dậy thì lúc 12 - 13 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi, còn trẻ trai thì bắt đầu lúc 15 -16 tuổi, kết thúc lúc 19 - 20 tuổi.
Lúc này cơ thể lại lớn rất nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lí. Hoạt động về nội tiết, sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng cơ quan sinh dục được hoàn thành.
Ở thời kì này trẻ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn, nhưng khi mắc, thường diễn biến nặng. Trẻ dễ mắc các rối loạn về tâm thần, tim mạch. Ở tuổi này bắt đầu phát hiện thấy những dị tật ở đường sinh dục.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG