Có thể nói là chúng ta đang sống trên cả 1 kho dược liệu, trong đó có rất nhiều loại dược liệu có chứa các hợp chất kháng sinh. Ngay trong bếp của mỗi gia đình, củ gừng, củ hành tây, củ tỏi, cây hẹ, cây dấp cá, đây chính là loại thảo dược, chứa kháng sinh tự nhiên hay còn gọi là kháng sinh sinh học. Ngoài ra các loại dược liệu khác ví dụ như lá trầu không, xuyên tâm liên, cây xạ can, cây kim ngân hoa … và rất nhiều loại khác có chứa các loại kháng sinh.
Trong Y học cổ truyền xếp kháng sinh tự nhiên, hay kháng sinh sinh học thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm … có tác dụng giúp cơ thể diệt trừ các vi sinh vật khi mà nó tấn công vào cơ thể, bằng con đường nội thương, nghĩa là tấn công vào lục phủ ngũ tạng, hoặc con đường ngoại thương như là các vết thương nhiễm trùng ngoài da …
Thực tế, y học cổ truyền đã chứng minh rằng, hiệu lực của kháng sinh tự nhiên (kháng sinh sinh học) không mạnh, không cấp thời như kháng sinh tân dược nhưng nó không có hiện tượng kháng thuốc, không có hiện tượng sốc phản vệ. Trong một số trường hợp thì kháng sinh sinh học tỏ ra có một sức mạnh rất độc đáo so với một số loại kháng sinh tân dược.
Dùng kháng sinh thiên nhiên hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thông thường
Khi chúng ta bị nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh ở ngoài da, vết thương thường rất nhiều giả mạc, rất nhiều mủ, mủ thường có màu xanh. Nếu điều trị bằng tây y, thì kết quả chuyển biến sẽ rất chậm. Ngược lại, nếu chúng ta sử dụng cây dấp cá, cây dấp cá đem rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương. Kết hợp với nước sắc cây bàng, rửa vết thương, chỉ qua một thời gian rất ngắn, vết thương sẽ sạch hơn, vết thương nhanh lành hơn. Lá bàng là kháng sinh tự nhiên, chúng ta rửa sạch vết thương bằng nước sắc lá bàng, thì sẽ giúp cho vết thương khô se nhanh hơn. Khi đắp trực tiếp là dấp cá vào vết thương, sẽ có tác dụng diệt trực khuẩn mủ xanh, sinh tổ chức hạt sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn.
Trong trường hợp vết thương lâu liền, bị sừng hóa, chúng ta dùng nước sắc lá trầu không hoặc nước sắc lá bàng rửa vết thương, sau đó dùng cây rau sam đem rửa sạch trộn với mật ong rồi đắp trực tiếp vào vết thương, thì vết thương sẽ nhanh khỏi. Đây cũng là bài thuốc chứng minh rằng kháng sinh tự nhiên hay kháng sinh sinh học mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh nhiễm trùng.
Những lưu ý khi sử dụng các kháng sinh tự nhiên
Sử dụng kháng sinh sinh học để điều trị phải tìm hiểu đúng bệnh, và sử dụng đúng thuốc.
Việc sử dụng kháng sinh sinh học điều trị cần phải có thời gian kéo dài, vì vậy cần phải kiên trì, đúng như các cụ đã nói “cơm 3 bát, thuốc 3 thang”. Trong quá trình điều trị cần phải theo dõi kết quả, để điều chỉnh phương thuốc cho hợp lý.
Phải chế biến thuốc đó đúng cách, và phối hợp thuốc đó đúng cách, để tăng hiệu lực điều trị của kháng sinh sinh học.
Nếu có điều kiện kết hợp giữa kháng sinh tự nhiên với kháng sinh sinh học để bổ trợ cho nhau để tăng hiệu quả điều trị. Dùng kháng sinh sinh học an toàn và không có phản ứng phụ, đây chính là vấn đề mà chúng ta nên áp dụng phương pháp này vào đời sống hàng ngày.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|