Bệnh nhân khi bị bệnh về khớp thì thương lo lắng vì có câu “ Khớp đớp vào tim”, lo sợ khi bị khớp thì sẽ bị ảnh hưởng đến tim và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài sau này. Vậy Bệnh thấp khớp cấp là gì?
Thấp khớp cấp là bệnh mắc phải sau nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococus pyogenes), loại vi khuẩn này tồn tại và xuất hiện ở vùng hầu họng. Khi người bệnh bị nhiễm chủng khuẩn này, thì sẽ bị viêm họng, viêm phế quản, hoặc các nhiễm trùng vùng hầu họng. Khi bệnh nhiễm khuẩn này trong cơ thể tái đi tái lại nhiều lần thì cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng miễn dịch và chống đỡ lại con vi khuẩn đó. Nhưng do màng con vi khuẩn này có protein giống như màng tim, và màng khớp bao hoạt dịch của chúng ta, do đó cơ thể chống đỡ nhầm, phản ứng nhầm, nó gây ra tình trạng thấp khớp, thấp tim. Bởi vì phản ứng tự miễn và quá mẫn của cơ thể, lại làm cho cơ thể bị bệnh mặc dù mục đích của nó là chống đỡ lại sự nhiễm trùng của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Đây là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh …) trong đó tổn thương khớp rất thường gặp.
Bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm khớp cấp do thấp, sốt thấp, thấp tim.
Bệnh thấp khớp cấp thường gặp vào mùa thu, cuối mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh, ẩm, khí hậu thay đổi đột ngột. Trong thời tiết như vậy là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xuất hiện, trẻ bị viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên sẽ là tiền đề cho bệnh thấp khớp cấp , thấp tim phát triển.
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường đặc biệt từ 6-15 tuổi.
Thông thường khi trẻ bị thấp khớp cấp, thấp tim có các dấu hiệu sau:
- Bạn đầu trẻ bị viêm họng, sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc ho có đờm. Khám thấy họng đỏ, amidan có thể sưng to, hạch góc hàm sưng to, đau. Sau 2-4 tuần kể từ khi viêm họng ở một số trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp do thấp như là khớp sưng to, nóng đỏ rất nhanh.
- Biểu hiện bệnh tại khớp thường là viêm nhiều khớp với đặc điểm: thường xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. Ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. Khi bị viêm khớp dạng này nó hay chạy và không có tính chất đối xứng ở 2 bên của cơ thể. Do đó khi trẻ bị đau 1 bên khớp mà không có tính chất đối xứng và nó chạy từ khớp này sang khớp khác thì có thể đấy chính là thấp khớp cấp.
- Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm.
- Thấp khớp cấp nếu không điều trị sẽ gây ra tình trạng mãn tính đặc biệt là để lại những di chứng ở tim sau này do đó việc điều trị phải triệt để, phải áp dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Điều trị thấp khớp cấp, thấp tim không thuần túy chỉ điều trị khớp mà điều trị toàn diện bao gồm chống nhiễm liên khuẩn tán huyết nhóm A và chống viêm cơ tim càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh tiên phát (cấp 1): Khi trẻ bị viêm họng nếu nghi ngờ do liên cầukhuẩn tán huyết nhóm A gây ra với những đặc điểm đã mô tả trên, cần đưa trẻ ngay lập tức đến y tế tuyến trên để xét nghiệm, dùng thuốc nhằm tránh cho trẻ bị bệnh thấp tim để lại di chứng về tim, nên gọi là phòng bệnh tiên phát cấp !.
Chỉ sau khi có kết quả xét nghiệm chắc chắn bị nhiễm liên cầukhuẩn tán huyết nhóm A, thầy thuốc mới cho dùng kháng sinh benzathyl pencillin.
Phòng bệnh tái phát cấp (II): Trẻ bị bệnh thấp tim thì bắt buộc phải dùng thuốc dự phòng tái phát cấp II đến 18 tuổi hay đếm 25 tuổi.
Bệnh thấp khớp, thấp tim là bệnh lý cấp, nhưng nguy cơ và ảnh hưởng của nó về lâu dài có thể để lại di chứng nặng nề đến khớp, đến tim sau này. Chính vì vậy cần điều trị triệt để và cần theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Bạn có thể gọi đến số 18006834 để được bác sĩ tư vấn chi tiết cho bạn về bệnh và cách điều trị.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|