Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do 1 loại virut có tên là virut dengue gây nên. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua côn trùng trung gian truyền bệnh đó là muỗi vằn.
Nhận biết bệnh sốt xuất huyết dengue dựa vào các dấu hiệu:
- Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, khó hạ sốt, kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo các dấu hiệu như:
+ Xuất huyết dưới da từng mảng, từng chấm, hoặc xuất huyết chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu đường tiêu hóa dưới bất thường.
+ Đau đầu, buồn nôn, nhức 2 hố mắt.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp.
+ Đau vùng gan, vật vã, li bì.
Trường hợp bệnh nhân xuất huyết nội tạng như chảy máu dạ dày, chảy máu ống tiêu hóa, chảy máu gan, thận, tụy …. thì bệnh sẽ trở nên nguy hiểm vì có thể gây ra mất nhiều máu, cần được đưa bệnh nhân điều trị ở bệnh viện lớn để có phác đồ điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của hiện tượng mất máu: Khi xuất huyết dạ dày có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây dịch lớn với nhiều người mắc cùng một lúc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em (90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi).
Bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên với bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y Tế đã cảnh báo không nên tự ý điều trị tại nhà, bởi vì nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là có thể xảy ra mất máu. Nếu bệnh nhân không đến bệnh viện hay cơ sở y tế để khám và chẩn đoán để biết có bị sốt xuất huyết để có hướng điều trị kịp thời thì khi bệnh nguy hiểm cấp cứu sẽ không kịp.
Ngoài ra trong sốt xuất huyết thì tiểu cầu rất là giảm, trong khi uống thuốc hạ sốt có chữa thành phần làm không đông máu lúc đó bệnh sẽ biến chứng nặng.
Tránh muỗi đốt: Ngủ màn, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi.
Diệt muỗi và loăng quăng: nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ ngăn nắp. Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng.
Ngoài những hướng dẫn trên, bạn hãy lưu ý luôn theo dõi sát thân nhiệt, báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu sốt lên, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Nên ăn các thực phẩm nguội, không nóng. Nên ăn nhiều rau, quả, đồ mát. Ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa.
Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt, không ăn thực phẩm đỏ gây đi ngoài phân đen để tránh nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa. Không ăn đồ cay nóng vì có thể gây chảy máu dạ dày.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|