Ngáy là hiện tượng tự nhiên, 40% nam giới, 30 % nữ giới ở độ tuổi từ 30 – 60 là mắc chứng ngái ngủ. Ngáy ngủ 1 thì là hiện tượng ngáy ngủ đường thở vào, còn có người ngáy 2 thì cả đường thở vào và thở ra thì sẽ tạo ra tiếng kéo gỗ liên tục. Bản chất của ngáy ngủ là do việc cản trở đường lưu thông của luồng khí từ ngoài vào đến phổi, nó giống như luồng khí thổi qua 1 khe hẹp thì sẽ tạo ra tiếng rít. Tiếng rít này luồn qua vùng trên đầu móp và đi qua các niêm mạc mu rung lên tạo ra tiếng ngáy.
Ngáy ngủ thường xuất hiện ở những người viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn mũi, người bị viêm xoang mũi, xoang trán, những người bị nhược cơ ở vùng hầu họng, đặc biệt là những người có lưỡi gà dài hơn so với người bình thường.
Trong thực tế, những người thừa cân béo phì ngáy ngủ nhiều hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do người béo phì thì niêm mạc bị dầy lên, khoảng cách đường thở bị thu hẹp lại. Khi ngủ thì cơ vùng hầu họng và lưỡi gà bị trùng lại làm gây cản trở đường thở và tạo ra tiếng ngáy ngủ.
Không chỉ những người thừa cân béo phì, những người lạm dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc uống rượu say trước khi ngủ thì cũng làm tăng nguy cơ bị ngáy trong thời gian ngủ.
Ngáy ngủ đặc biệt ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, thì kèm thêm ngáy ngủ là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Ngáy ngủ cũng là tín hiệu cảnh báo cho chúng ta biết là ta có thể mắc một số bệnh liên quan. Ví dụ tiếng ngáy ngủ ấy thường xuất hiện ở người bị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng hoặc những người bị vẹo vách ngăn mũi. Nhưng ngáy ngủ còn gây mất ngủ cho người xung quanh, gây tâm lý khó chịu cho người xung quanh.
Một số phương pháp điều trị ngáy ngủ:
Thiết bị dùng trong miệng: gồm khuôn răng vừa vặn giúp nâng cao vị trí hàm, lưỡi và vòm miệng để giữ cho không khí đi qua. Nếu bạn chọn sử dụng thiết bị miệng, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nha khoa ít nhất sáu tháng một lần trong năm đầu tiên và sau đó ít nhất mỗi năm một lần để chắc chắn bạn phù hợp với thiết bị này và tình trạng sức khỏe không xấu đi.
Trong trường hợp không có kết quả, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật mở rộng đường họng, chích cuống họng, cuống lưỡi, cắt amidan, cắt ngắn những phần mô thừa trong cổ họng để tăng cường lưu thông đường hô hấp. Phương pháp này thường làm bệnh nhân đau và vết mổ lâu lành.
Mổ Laser có thể khắc phục được những nhược điểm trên của phẫu thuật truyền thống nhưng bạn cần phải thực hiện nhiều lần để loại bỏ ngáy hoàn toàn.
Cắt bỏ mô bằng tần số song: sử dụng song vô tuyến (radio) cường độ thấp để thu nhỏ mô trong vòm miệng và giúp giảm ngáy. Phương pháp này ít gây đau đớn hơn so với các loại phẫu thuật khác. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp mới này còn cần phải nghiên cứu thêm.
Tự chữa bệnh bằng cách khi nằm ngủ, không nên nằm ngửa. Khi chuyển vào giấc ngủ nên nằm nghiêng về bên trái, đầu hơi cao một chút sẽ đỡ bị ngáy hơn. Vì khi chúng ta nằm ngửa, hầu và lưỡi gà có xu hướng tụt vào trong gây cản trở đường thở, gây ra hiện tượng ngáy ngủ.
Trước khi vào giấc ngủ không nên uống bia, rượu và các đồ uống có cồn.
Có thể tự chữa bệnh bằng cách trước khi đi ngủ thì mát xa vùng đầu, mặt, cổ hoặc có thể dùng củ gừng tươi, bóc vỏ và xoa xát vào 2 gan bàn chân huyệt dũng tuyền giúp kích thích ngăn chặn hiện tượng ngái ngủ. Nếu như ngáy ngủ do mắc các bệnh như viêm mũi xoang, vẹo vách ngăn thì cần điều trị các bệnh đó. Khi giải quyết được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh sẽ hết.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|