- Loãng xương (LX) là bệnh hệ thống làm giảm khối lượng xương, hư biến cấu trúc xương -> tăng tính dễ gãy của xương -> tăng nguy cơ gãy xương
- Theo WHO 1994 LX được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương(BMD- Bone Mineral Density) theo chỉ số T – score như sau: T score > -1: bình thường, - 2,5 < T – score < –1: thiểu xương, T – score < –2,5: LX, T – score < -2.5 và có gẫy xương: LX nặng
- Tiên phát: không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi và mãn kinh.
+ Typ 1: LX sau mãn kinh: thiếu hụt estrogen, nữ tuổi 50 – 60, thường 10 – 15 năm sau mãn kinh. Mất khoáng xương bè (xương xốp), biểu hiện lún đốt sống hoặc gãy Pauteau Colles.
+ Typ 2: LX tuổi già: liên quan tuổi và mất cân bằng tạo xương, cả 2 giới > 70 tuổi. Mất khoáng xương xốp và xương đặc (xương vỏ), biểu hiện: gãy cổ xương đùi, tuổi xuất hiện muộn hơn > 75.
- Thứ phát: suy thận, COPD, thuốc (corticoid, thuốc lá, ethanol, heparin..), bệnh nội tiết (hội chứng cushing, cường cận giáp, cường giáp, đái tháo đường), tăng vitamin A máu, bất động, hội chứng kém hấp thu, bệnh ác tính (đa u tuỷ xương...), sarcoidose...
- Yếu tố nguy cơ loãng xương
+ Bất động hoặc giảm vận động kéo dài
+ Người gày
+ Chế độ ăn thiếu ca, P và vit D
+ Hút thuốc lá, uống nhiều cà phê và rượu
+ Người da trắng và châu á
+ Tiền sử gia đình loãng xương
+ Giảm hormon sinh dục
- Tập trung vào phát hiện yếu tố nguy cơ -> phát hiện sớm LX từ khi chưa gãy xương.
- Thông thường loãng xương không gây đau, trừ đau cấp do gãy xương
- Các triệu chứng đầu tiên liên quan đến quá trình xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi
- Xẹp đốt sống:
+ Có thể xẹp đốt sống không đau. Giảm chiều cao CS > 3cm có thể là dấu hiệu của gãy lún CS.
+ Đau CS do xẹp đốt sống: xuất hiện tự nhiên hoặc sau gắng sức hoặc sang chấn nhỏ. Biểu hiện đau cấp tính có t/c cơ học, khởi phát đột ngột, không lan, không chèn ép TK, giảm rõ khi nằm. Đau giảm và hết sau vài tuần. Đau xuất hiện khi DS mới bị xẹp hoặc DS cũ bị xẹp thêm, thường ở các đốt sống chịu lực (D6 trở xuống). Tổn thương từ D2 trở lên hiếm khi do gãy xương.
+ Đau CS mạn tính: sau nhiều đợt đau cấp tính -> xuất hiện đau CS mạn tính do các rối loạn tư thế CS: giảm chiều cao, gù đoạn lưng, tới mức các xương sườn cuối cọ sát vào cánh chậu gây đau.
- Gãy xương: các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng. Có thể gãy sau một sang chấn rất nhẹ.
- Cột sống:
+ Giai đoạn sớm:
ĐS tăng thấu quang, hình ĐS răng lược.
Khi khối lượng xương mất > 30% mới phát hiện được.
+ Giai đoạn muộn: thấy biến dạng cột sống, tiến triển theo chỉ số Meunier: (1) đốt sống bình thường -> (2) đốt sống lõm mặt trên -> (3) đốt sống lõm 2 mặt -> (4) đốt sống hình chêm -> (5) đốt sống xẹp hình lưỡi. X quang cho thấy tình trạng và số lượng các ĐS bị lún.
+ Triệu chứng âm tính quan trọng:
Không có vùng huỷ xương trên thân đốt sống
Các đốt sống có mật độ đồng nhất, có kết đặc ở vùng mâm đốt sống
Khe đĩa đệm không bị hẹp
Các cung sau hầu như bình thường
- Vị trí khác:
+ Chỉ số Barnet: đo tỷ lệ độ dày giữa vỏ/ tuỷ xương bàn ngón, thường ngón 2, nếu > 45% -> LX
+ Chỉ số Singh 1970: đánh giá các bè xương ở đầu trên xương đùi -> nguy cơ gẫy cổ xương đùi.
- Lún xẹp đốt sống mới: giảm tín hiệu T1, tăng tín hiệu T2, khó phân biệt với xẹp do di căn K, tuy nhiên không có cấu trúc tròn kiểu di căn trong thân đốt sống
- Lún xẹp muộn, sau 2 tháng: giảm tín hiệu T2.
- Các xét nghiệm hội chứng viêm (VSS, CRP, điện di protein máu) bình thường
- Bilan phospho calci: bình thường. Phosphatase kiềm có thể tăng khi mới gãy xương.
- TH nghi ngờ loãng xương thứ phát: xét nghiệm thêm:
+ Ca và PTH để loại trừ cường cận giáp
+ TSH và T3, T4 để loại trừ cường giáp
+ Vit D, corticoid, diện di protein huyết thanh...
Sàng lọc: Bằng DEXA (test hấp thu tia X năng lượng kép)
- Khuyến cáo:
+ Tất cả phụ nữ > 65 tuổi
+ Có yếu tố nguy cơ:
Tiền sử gia đình loãng xương
Tiền sử gãy xương, nhất là tuổi trẻ
+ Loãng xương nên nghi ngờ ở BN:
Gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ
Ở người già có nhiều yếu tố nguy cơ có đau CSTL không giải thích được
BN tình cờ phát hiện giảm tỷ trọng trên X quang
BN có nguy cơ loãng xương thứ phát
- Vị trí thường làm:
+ Thân ĐS: -> đánh giá nguy cơ lún xẹp CS
+ Cổ xương đùi -> đánh giá nguy cơ gãy cổ xương đùi
Chẩn đoán xác định: Dựa theo tiêu chuẩn WHO 1994
- T score: so sánh giá trị BN với mật độ xương trung bình của quần thể trẻ tuổi bình thường cùng giới.
- Z score: so sánh giá trị BN với mật độ xương trung bình của quần thể cùng giới, cùng tuổi và cùng điều kiện sống.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|