Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

APXE NỘI SỌ

Áp xe nội sọ thường bao gồm: apxe não, apxe ngoài màng cứng và tụ mủ dưới màng cứng. Apxe não được chú trọng hơn tất cả vì khá phổ biến ở Việt Nam và tỷ lệ tử vong hiện nay còn rất cao Tại Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, trong 5 năm (1981 - 86) đã có 550 u não được mổ so với 80 ca áp xe não được điều trị. Tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, trong 11 năm (1975 - 86) đã có 17 trường hợp apxe não được mổ khẩn cấp. Cũng tại bệnh viện Chợ rẫy trong cũng thời gian trên thì chỉ có 12 trường hợp apxe ngoài màng cứng do viêm xương sọ ỏ trẻ em và sau chấn thương sọ não, 5 trường hợp tụ mủ dưới màng cứng.

Trong bài này chủ yếu nói về áp xe não, ve áp xe ngoài màng cứng và tụ mủ dưới màng cứng.

Apxe não

Những vi khuẩn gây apxe não có thể xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn của xương sọ, từ một cái nhọt ở mật; có thể theo những mảnh xương vụn vào sâu trong mô não từ vết thương hoặc theo dòng máu vào não từ một ổ nhiễm khuẩn. Có trường hợp, nhờ kết quà điều trị, ổ nhiễm khuẩn nguyên phát đã khỏi, nhưng sau đó áp xe não mới phát triẻn nên chẩn đoán có thể gặp khó khăn. Diễn biến các apxe não không phải lúc nảo cũng giống nhau, vì còn phụ thuộc vào chủng loại vi khuẩn có số lượng nhiều hay ít, độc tinh khác nhau. Apxe não cũng có thể do vi nấm gây nên.

Bệnh căn và vi khuẩn gây bệnh

Các ô nhiễm khuẩn thường gây apxe não là viêm tai, viêm xoang và viêm phổi. Theo Krayenbiihl (Thuỵ Sĩ, 1967), trong 130 trường hợp, tỷ lệ apxe não do viêm tai rất thấp, chiếm 12%. Nhưng Bradley và Shaw (Anh, 1983) lại thấy, tuy apxe não ở Anh đã giảm rõ, nhưng nguồn gổc thường là viêm tai và sau Là các viêm xoang, Cũng theo hai tác già này, trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ apxe não do chấn thương đã tăng lên rõ rệt.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong số 80 ca apxe não, nguyên nhân do viêm tai là 25%, do chấn thương và vết thương chiến tranh là 48%.

Xác định vi khuẩn gây bệnh và tìm kháng sinh đồ có vai trò quyết định đối với kết quả điều trị. Tuy nhiên, có thầy thuốc quá chú trọng thao tác mô xẻ mà quên lấy mủ nuôi cấy vi khuẩn. Nhiều trường hợp bênh phẩm không được bảo quản đúng quy cách và đem đến phòng xét nghiệm quá muộn. Trên những tiêu bản nuôi cấy có kết quả, thường thấy Staphylococcus aureus. Pseudomonas aeruginosa, w.

Theo De Louvois (Anh, 1987), từ kĩ thuật nuôi cấy vi khuẩn kị khí trở thành xét nghiệm thường xuyên tại các bênh viện và các nước phát triển, người ta thấy vi khuẩn gây apxe não phổ biến nhất vẫn là Streptococcus (Streptococcus milleri, Lancefield nhóm F hoặc Ottens và Zinkler tip o III). Tác giả này còn lưu ý vai trò các vi khuẩn gram âm ái khí và kị khí không kém phân quan trọng (ái khí như Proteus, Kterobacteriaceae, Haemophilus, kị khí bao gồm các Bacteroides).

Trong các tác nhân gây apxe não còn cố vi nấm. Đãy là nguyên nhân ít gặp. Theo quan niêm hiện nay, vi nấm được sắp xếp thành hai loại: loại gây bệnh và loại cộng sinh.

Loại gây bệnh (pathogcnic) gồm 1 Iistoplasma: H. duboisii hay gặp ở Châu Phi, H. capsulatum hay gặp ở Châu Mĩ; Coccidioides immitis, Blastomyces dermatidis thường gặp ở Châu Mĩ.

Loại cộng sinh thường không có khả năng gây bệnh, nhưng khi khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, như sau một quá trình điều trị bằng hoá chất chống ung thư, hay để bảo vệ một bộ phận đã được ghép khỏi bị loại trừ, chúng sẽ gây bênh. Nghiên cứu những bệnh nhân chết một thời gian sau ghép tim, Schobcr và Herman (Anh, 1973) nhận thấy 16% trong số nay bị nhiễm vi nấm ở não. Những bệnh nhân SIDA thường bị nhiều bệnh do vi sinh cộng sinh, trong đó có một số đáng kể bị nhiễm Toxoplasma ở não do suy giảm khả năng miễn dịch.

Theo nghiên cứu của Händler và cộng sự (Hoa Ki, 1983). Loại vi nấm cộng sinh gồm: Candida: C. albicans, c tropicalis; Aspergillus: A. fumigatus, A. niger; Nocaroidia asterides; Ciyptococcus neoformans.

Vị trí giải phẫu của apxe não thường có liên quan với ô nhiễm vi khuẩn nguyên phát. Các chấn thương sọ não liên quan với phần trước của đầu; các quá trình nhiễm khuẩn ở mặt và các trường hợp viêm xoang thường gây áp xe vùng trán. Các ổ nhiễm khuẩn ở tai thường gây apxe nhiều nhất ở thuỳ thái dương và kế đến ở thuỳ đỉnh. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu hay gây apxe ở thuỳ đinh. Hầu hết apxe tiểu não đều do viêm tai. Thuỳ chẩm là nơi ít thấy apxe não. Trong thống kê dựa trên 68 trường hợp của Tutton (Anh, 1953) chỉ có 5% ỏ vị trí này. Hầu hết các tác giả đều thấy áp xe ở thân não rất hiếm.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, qua 80 trường hợp apxe não, sự phân bố ở các thuỳ nhu sau: thái dương 27. trán 14, đinh 14, chẩm 9 và tiểu não 16.

Cơ chế sinh bệnh: Khi apxe não do ô nhiễm nguyên phát ỏ phổi hoặc hình thành sau quá trình nhiễm trùng huyết, cơ chế thường bắt đầu từ huyết khối, tại bệnh viện chợ rẫy, loại này chỉ chiếm một tỷ lệ thấp; trong 80 trường hợp chỉ xác định 60 trường hợp có nguồn gốc nhiễm khuẩn trong đó apxe não sau nhiễm trùng huyết chỉ là 10 trường hợp. Sau chấn thương và vết thương sọ não, vi khuẩn được đưa trực tiếp vào khu vực mô não hoại tử và máu tụ để từ đó hình thành áp xe. loại này chiếm 28/60 trường hợp. Một tỉ lệ đáng lưu ý như hai tác giả Bradley và Shaw đã nhận xét.

Apxe não do viêm tai chiếm tỉ lệ 15/60, có cơ chế sinh bệnh được bàn nhiều trong y văn. Trong 80% trường hợp, quá trình viêm tai đã diễn biến nhiều năm, trước khi hình thành apxe não, vi khuẩn đã phải vượt qua hai lớp cản mới vào được mô não. Lớp cản thứ nhất là xương sọ, cụ thể là trần hòm nhĩ. Từ một khu vực hoại tử ở niêm mạc, vi khuẩn lan truyền theo các tĩnh mạch và các mạch bạch huyết để vào xương, từ đó bắt đầu viêm tủy xương. Về sau, khi xương đã bị huỷ hoại, vi khuẩn tiếp xúc với màng cứng. Đây là lớp cản thứ hai, nó có cấu trúc bền chắc và khả năng đề kháng mạnh vì tuần hoàn phơng phú. Vì vậy áp xe có thể tồn tại khá lâu ngoài màng cứng mà vi khuẩn không xâm nhập được vào khoang màng nhện Nếu vi khuẩn theo các tĩnh mạch xuyên qua được màng cứng, chúng còn phải vượt qua một trở ngại cuối cũng, đó là màng nhện, rồi mới vào được dịch não tuỷ. Tỷ lệ rất mong manh nhưng màng nhện vẫn là một trở ngại, vì trong thực tế có khi mủ tụ lại dưới màng cứng, nghĩa là bên ngoài màng nhện, mà không lan vào bên trong gây viêm màng não mủ. Nếu vi khuẩn qua đuợc màng nhện, chúng sẽ theo các mạch máu nhỏ xuyên thẳng góc qua vỏ não, từ đó lan rộng ra và sâu hơn nhờ tuần hoàn dày đặc của lớp này. Những nhánh sâu nhất sẽ đưa vi khuẩn vào chất trắng. Màng cứng ngay sát với khu vực viêm tuỷ xuơng tạo ra lớp mô hạt dày, ngày càng chắc, dần dần sẽ dính chặt với bao áp xe. Vì vậy, phẫu thuật viên thường thấy bọc áp xe được nối với ổ viêm nguyên phát ở xương đá bằng một "cuống" khá chắc.

Quá trình biến đổi mô học: Bát củ mô não bị nhiễm vi khuẩn theo con đường nảo, các biến đổi mô học dẫn đến sự hình thành một apxe não đều giống nhau. Thường chỉ có apxe trong chất trắng, trái lại có rất ít apxe trong chất xám, có thể nhờ sức đề kháng mạnh do tuần hoàn phơng phú. Theo Shaw (Anh, 1987), quan niệm trước đây cho rằng apxe não hình thành theo từng giai đoạn, nay không còn thích hợp. Những công trình gần đây cho thấy quá trình biến đổi dẫn tới một apxe não diễn ra liên tục và với tốc độ không đồng nhất tại các vị trí khác nhau ngay trong cũng một khối apxe. Thoạt tiên có một khu vực viêm não với các biểu hiện thông thường: phù não mạnh, đãn mạch, bạch cầu xuyên mạch, các mạch máu nhờ bị huyết khối hoặc vỏ, có nhũng đốm xuất huyết. Khu vực trung tâm phù nề mạnh nhất, lại có hoại tử nên hoá lỏng. Hiện tượng hoại tử ngày càng lan rộng do phù nề và do biến đổi bệnh lí là các mạch máu, về sau có thể nhiều khu vực hoại tử như vậy hoà nhập vào nhau. Có khi ổ apxe còn rất nhỏ, đường kính mới độ lcm mà toàn bộ một thuỳ não đã phù. Khu vực hoại tử được bao bọc bởi mô sung huyết chứa đầy tế bảo có nhân đa dạng và tĩnh mạch đãn phồng to. Ở một chu vi xa hơn là vùng hoạt động của các tiểu tế bảo thần kinh đệm và hiện tuợng phù não ở đấy cũng giảm bớt. Khối mủ lớn dần và thành của apxe bắt đầu nhìn thấy rõ hơn, nếu dùng ngón tay thăm dò sẽ có cảm giác vỏ bọc đó có mật độ chắc hơn mô não chung quanh. Các nguyên bảo sợi từ những mao mạch tân sinh chung quanh vùng hoại tử hoặc được điều động tử các màng não gần đấy để tạo thành một lớp mô hạt làm ranh giói. Các tiểu tế bảo thần kinh đệm có vai trò như nguòi làm vệ sinh và trên cơ sở đó các tế bảo thần kinh đệm sẽ tăng sinh. Lớp mô hạt ngày càng dày lên, có thể đến mấy milimet và bền chắc đến nỗi phải dùng một dụng cụ sắc nhọn mới chọc thứng được. Chung quanh lớp vỏ mô hạt đó là sự tăng sản tế bảo sao. Càng ra xa, sự tăng sản đó giảm dần. Do hiện tuợng tăng sinh tế bảo thần kinh đệm diễn ra không đều trên toàn bộ thành của khối apxe não, khối apxe thường có nhiều thuỳ nên khi bóc tách dễ lấy nó ra, phẫu thuật viên dễ đi lạc đưòng và làm nó vỏ, khiến mủ chảy ra. Hậu quả tất nhiên sẽ làm viêm não tại khu vực đó. Lớp mô hạt tạo thành vỏ apxe phía gần vỏ não thường dày và bền chắc hơn cả, trái lại ở sâu trong chất trắng, nơi thành bao gần não thất sẽ là chỗ mềm và mỏng nhất. Chính vì vậy mà khi bóc bỏ một bao apxe, không những vỏ của nó ỏ chỗ sâu nhất dễ bục ra, mà phẫu thuật viên còn dễ bỏ sót một phần của thành apxe. Hai điều kiện tốt nhất để bóc vỏ bao apxe là khi lớp mô hạt tạo thành bao apxe đã dày và bền chắc nhưng mô não chung quanh vỏ bọc đó còn phù nhiều nên mềm nhão. Quá trình phù não chung quanh một khối apxe lan ra rất rộng, thường gây tụt não, dễ đưa đến tử vong. Nguyên nhân thứ hai ở đây hay gây tử vong là viêm màng não. Chính ổ nhiễm khuẩn nguyên phát cũng có khả năng gây viêm màng não. Thành apxe gần não nhất, như đã nói ở trên, là khu vực mỏng manh nhất nên vi khuẩn có thể thâm nhập vào não thất và dẫn đến viêm màng não. Biến chứng trầm trọng là khi áp xe vỗ vào não thất.

Có thể sắp xếp các triệu chứng thành 3 nhóm: hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng tăng áp lực trong sọ và các dấu hiệu thần kinh khu trú.

Hội chứng nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu. bệnh nhân có thể sốt. Cũng có thể chính ổ nhiễm khuẩn nguyên phát gây sốt. Bonnal và cộng sự dựa trên 540 trường hợp nhận xét chỉ có 60% sốt nhẹ trong thời gian đầu và 30% các apxe não tiến triển mà thân nhiệt vẫn hình thành. Một số bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc có thể do viêm màng não hoặc viêm não thất hơn là do chính khối apxe. Khi tri giác đã giảm, thường có thể sốt do viêm đường hô hấp. Trong nhiều trường hợp áp xe não, công thức máu vẫn binh thường.

Hội chứng tăng áp lực trong sọ: Biểu hiện tăng áp lực trong sọ là cơ sở quan trọng nhất để dựa vào đó chẩn đoán apxe. nó còn quan trọng hơn cả những dấu hiệu thần kinh khu trú. Nhức đầu là triệu chứng nổi bật, người bệnh nhân có thể nhức đầu do viêm xoang, viêm tai nhưng chỉ đau nhức khu trú nơi bị viêm. Đến khi nhức khắp cả đầu, liên tục và tăng lên theo tư thế, có thể nghĩ đến tăng áp lực trong sọ. Áp xe tiểu não thường gây đau vùng chẩm và nôn mửa nhiều hơn apxe ở vị trí khác. Tăng áp lực trong sọ kéo dài sẽ gây tâm thần trì trệ, rồi tri giác giảm, bệnh nhân dần dần hôn mê vì thân não bị chèn ép. Tri giác giảm còn báo động có thể sắp "tụt não" nếu mê sâu dần, mạch chậm dần, thở nhanh và khò khè. Những báo hiêu đó thúc giục thầy thuốc phải có cách xử lí khẩn cấp vì sắp đến giai đoạn cuối cũng của chèn ép thân não. Khi biến chứng "tụt não" đã xảy ra, trong thực tế sẽ không thể cứu đuợc bệnh nhân, tuy về Lí thuyết người ta vẫn nói có thể cứu được vài trường hợp. Những trường hợp apxe não đã có bao rõ rệt có thể gây phù gai thị giác. Theo Bonnal và cộng sự (Pháp 1960), trong số 301 trường hợp apxe não đã có bao, 70% có biểu hiện phù gai thị giác.

Các dấu hiệu thần kinh khu trú: Dấu hiệu thần kinh của apxe não cũng giống nhu u não vì đều là thương tôn choán chổ. Trong giai đoạn đầu khoảng 1/4 số trường hợp có động kinh. Các triệu chứng thần kinh thường diễn biến với tốc độ nhanh hơn u não vì dung tích mủ tăng nhanh, nhất là các apxe thuỳ thái dương dể đưa đến "tụt não thái dương" chèn ép trực tiếp vào thân não. Các apxe não thuỳ trán thường có rôi loạn tăm thần, vô cảm (apathy), giảm trí nhớ, tư duy kém, thay .đoi nhân cách. Nếu apxe ở gần rãnh trung tâm, hội chứng tháp sẽ rõ rổt. Bán manh đồng danh 1/4 trên (homonymous úpper quadrantanopia) là triệu chứng phổ biến trong các apxe thuỳ thái dương do viêm tai. Những apxe não ở phía trước của thuỳ thái dương, vì không ảnh hưởng đến dải thị giác nên thị trường không biến đổi, những apxe não do viêm tai thì ít hình thành quá xa ra phía trước. Apxe thuỳ thái dương cũng có thể gây liệt nhẹ nửa thân bên đối diện, liệt chân rõ hơn mặt và tay; nếu apxe ở bán cầu trội, bệnh nhân có thể mất ngôn ngữ. Các biến đổi về thị trường và ngôn ngữ như vậy là những triệu chứng chỉ điểm chú yếu của apxe thuỳ thái dương, nhưng trong các bệnh án ít khi ghi nhận, có thể vì đã bỏ sót trong lúc khám hoặc bệnh nhân khi vào bệnh viện đã hôn mê.

Apxe tiểu não thường biểu hiện bằng các triệu chứng giảm trương lực cơ và thắt đều cùng bên với thương tổn. Nếu liếc mắt về phía thương tổn không được, nên nghĩ đến một khối apxe đã lớn đang chèn ép thân não, cần xử lí khẩn cấp.

Apxe thân não rất hiếm và thường có các triệu chứng: rung giật nhãn câu, liệt nửa thân, rối loạn ngôn ngữ, liệt mặt và có thể liệt lưỡi.

Có một số ý kiến cho rằng apxe não diễn biến thành 3 giai đoạn: giai đoạn khởi phát biểu hiện bằng nhức đầu, sốt, động kinh, liệt; giai đoạn thứ hai tương đối yên lặng khi các triệu chứng ban đâu lu mờ dần; cuối cũng là giai đoạn toàn phát với đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng đã mô tả trên đây. Trong thực tế khó lòng mà thấy đầy đủ các giai đoạn đó, có chăng sau một chấn thương sợ não hay sau mổ viêm xương chũm, bệnh nhân đuợc theo dõi tương đối sát mới có thể nghĩ đến một apxe não đang hình thành khi các biểu hiện gợi nghĩ đến các giai đoạn. Cũng cần lưu ý đến tác dụng của kháng sinh làm cho các triệu chứng không bộc lộ rõ rệt nữa. Kinh nghiệm cho thấy khó mà dự đoán cụ thể diễn biến của một apxe não. Khi có biến chứng trầm trọng như tụt não, hoặc apxe não vỡ vào não thất, các triệu chứng báo động chỉ mờ nhạt, thậm chí không có gì báo trước. Theo Bonnal và cộng sự, khoảng 25% số apxe não diễn biến trong một tuần, 40% kéo đài 2-4 tuần, số còn lại có thể diễn biến hàng tháng. Cũng như ỏ Việt Nam, Bonnal thấy có trilòng hợp hơn hai mươi năm sau, một vết thương sọ não do hoả khí vẫn còn khả năng gây apxe não.

Các triệu chứng cận lâm sàng:

Dễ bổ sung và hỗ trợ cho lâm sàng, cần vận dụng phương tiện cận lâm sàng để xác định chẩn đoán: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tuỷ, ghi điện não, khảo sát bằng đòng vị phống xạ, bằng siêu âm, chụp X quang không chuẩn bị, làm mạch não đồ, chụp bằng máy chụp scane và máy NMR (cộng hưởng từ hạt nhân).

Xét nghiệm máu'. Không có giá trị nhiều, vì apxe chưa có biến chúng như viêm não, thường công thức máu thay đổi không đáng kể. Trong đa số trường hợp, tốc độ lắng máu tăng. Nhiều tác giả nước ngoài nhu Krayenbiihl (Thuỵ Sĩ, 1967) cũng nhận xét như vậy.

Xét nghiệm dịch não tuỷ: Dù apxe não chưa gây biến chứng như viêm màng não, dịch não tuỷ vẫn có biến đổi rõ rệt và có ý nghĩa để giúp cho chẩn đoán. Nhưng trong thực tế khi đã nghi có apxe não, người ta khuyên không nên chọc dò cột sống thắt lưng vì có nguy cơ tụt não. Khi nhất thiết phải xét nghiệm dịch não tuỷ. Như trường hợp đã có viêm màng não, có hai cách được đề xuất để khắc phục. Cách thứ nhất là chọc dò qua vùng trán trước và ngay sau đó chọc dò cột sống thắt lưng lấy không quá 2ml dịch tuỷ não. Cách thứ hai là đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, dùng kim nhỏ (cd G20, G22), cho dịch não tuỷ chảy ra chậm, nếu thấy thành tia có thể dùng nòng kim hãm bớt, cũng chỉ lấy khoảng 2ml, có thể sau khi lấy dịch não tuỷ bơm vào lại 2ml không khí. Apxe não dù chưa vỡ thường cho thấy hàm luợng protein trong dịch não tuỷ tăng khoảng lg/l, hàm luợng đường hơi giảm, lượng bạch cầu tăng nhiều, khoảng 200/mm3. Nếu áp xe sát thành não thất, các biến đổi theo chiều hướng đó càng rõ. Kết quả xét nghiệm đó dễ làm thầy thuốc nhầm lẫn, cho rằng bệnh nhân chỉ bị viêm màng não và điều trị theo hướng đó cho đến khi có biến chứng đáng sợ như tụt não.

X quang sọ không chuẩn bị: Theo các tác giả nước ngoài, phim chụp sọ trước hết xác định xem hình tuyến tửng ngấm vôi có bị xê dịch khỏi đường giữa không. Nhưng ở người Việt Nam, tuyến tửng ngấm vôi là điều rất hiếm. Chụp sọ theo các tư thế thẳng nghiêng, Stenvcrs, Schuller, w. có thể phát hiên có viêm xương sọ, xương chũm là ổ viêm nguyên phát đưa đến apxe não hay không. Cũng có thể thấy một đường nứt sọ vắt ngang qua xoang trán và gợi nghĩ đến apxe thuỳ trán, cũng có thể thấy hơi trong sọ do vi khuẩn sản sinh ra, những đó là dấu hiệu ít gặp. Các mảnh xương vụn sau chấn thương hoặc sau vết thương sọ não là gợi ý về nguồn gốc apxe.

Siêu âm. Hiên nay đuợc dùng chủ yếu để xem các cấu trúc đường giữa có bị di lệch không (M - Echo, kicu A), nếu có đi lệch nó sẽ bổ sung cho triệu chứng lâm sàng để chỉ dẫn cho biết bán cầu nảo có chứa apxe não bên trong. Đối với em bé mà thóp chưa kín hoặc đối với người lớn sau khi đã mổ một của số xương sọ với đường kính ít nhất 3cm. Có thể qua đó dùng siêu âm kiểu B để xác định vi trị một hoặc nhiều apxe và có thể mổ chính xác hơn. Khi chọc hút mủ để xác nhận chẩn đoán và ngay tiếp theo là một thao tác điều trị, có thể dùng siêu âm để hướng dẫn kim đi chính xác và phát hiện xem có còn bọc apxe khác không.

Điện não: Trên điện não đồ, những sóng chậm dạng denta với biên độ cao gợi nghĩ đến apxe não khi có hội chứng nhiễm khuẩn và tăng áp lực sọ. Cũng đã có ý kiến nhận thấy hoạt động điện im lặng hẳn tại khu vực có apxe ở rất nông. Ngày trước, khi chưa có chụp scane, ngưòi ta còn dùng điện não đồ làm phương tiện theo dõi quá trình điều trị. Sau khi chọc hút mủ, khối apxe teo lại và khu vực có sóng chậm trên điện não đồ không còn nữa. Nếu ghi điện não kiểm tra thấy khu vực sóng chậm lại xuất hiện, có thể xem đó là chi định để chọc hút lại vi mủ đã tái tạo.

Chất đồng vị phóng xạ: Hình ảnh chất đồng vị phóng xạ tập trung nhiều gợi nghĩ đến apxe, những không phải là tính chất đặc hiệu của apxe não. Có thể dùng bạch cầu đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ để tăng cường tính đặc hiệu của áp xe trong kĩ thuật ghi hình.

Não thất đối với không khí hoặc một chất cản quang khác, trước đây đã một thời thịnh hành, nay hầu như không còn được sử dụng nữa. Khi đã có apxe, bao giờ não cũng phù nặng và lan rộng chung quanh thương tổn đó. Vì lí do đó, không khí hoặc chất cản quang ít khi ngấm vào não thất cũng bên với apxe. Nên thường chỉ thấy não thất đối diện với apxe. Đấy là chưa kể đến nguy cơ tụt não khi rút dịch não tuỷ ra. Khi áp lực trong não thất giảm đột ngột, apxe còn có thể vỡ vào não thất.

Mạch não đó đã tỏ ra an toàn và có nhiều ưu điểm hơn não thất đồ. Thường chỉ cần làm mạch não đồ bên phía nghi ngờ có áp xe. Khi có nghi ngờ apxe do vi khuẩn lan truyền theo đường máu, thì cần làm mạch não đồ cả hai bên. Mạch não đồ giúp phân biệt apxe với tụ mủ đuôi màng cứng. Khu vực vỡ mạch còn do phù não tạo nên, không hẳn chỉ riêng khối apxe như có thể nhầm tưởng. Nếu trên phim thấy được hình ảnh những mạch nhỏ tân tạo, có thể nghĩ đây là hình ảnh vỏ bọc của apxe đã hình thành rõ rệt và có thể đã dày, chắc, bóc tách được. Khi các mạch tân sinh chỉ khu trú một khu vực hẹp, nhưng các mạch máu não lại đi lệch nhiều, nên lưu ý khả năng apxe có nhiều bọc mủ.

Chụp scane là phương tiện chẩn đoán xác định và giúp theo dõi diễn biến của apxe não tốt nhất hiện nay. Khi đã phát hiện một khu vực giảm mật độ mô não cũng với hình ảnh di lệch các não thất, nên dùng chất cản quang tiêm qua tĩnh mạch để tăng cường tính tuơng phản cản quang. Vì vậy, hình ảnh giảm mật độ khu trú vẫn chưa phải là đặc hiệu của áp xe, vì một ổ viêm não hoặc một thương tổn có mô hoại tử ở trung tâm cũng có thể tạo hình ảnh tuơng tự. Tính chất đặc hiệu của apxe là một hình giống như quầng chung quanh Mặt Trăng. Đường viền này càng rõ nếu dùng chất cản quang làm tăng tính tương phản, vì đấy là khu vực có tuần hoàn tăng cường. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng corticoïde có thể hình quầng đó hơi mờ nhạt. Độ chính xác của chụp scane để chẩn đoán apxe, kể cả apxe nhiều thuỳ, hiện nay đilỢc đánh giá rất cao. Theo Shaw và Russell (Anh, 1977) kết quả dương tinh giả và âm tính già chi khoảng 1%, trong khi độ chinh xác trong chàn đoán bằng mạch não đò theo Garfield (Anh, 1969) đối với từng thuỳ như sau: thái dilòng 100%, trán 65%, đình 67%, tụ mủ dưới màng cứng 69%. Tuy nhiên Britt và Enzmann (Hoa Kì, 1983) vẫn thấy có khi chụp scane không phân biệt chắc chắn đuợc giữa một khu vực viêm não với một khối apxe. Nếu không tăng cường tương phản bằng chất cản quang.

Những hình ảnh ghi được bằng cộng huởng từ hạt nhân (NMR) có lẽ giúp xác định khu vực phù não tốt hơn, nhưng nó ghi hình vỏ bọc của apxe không rõ ràng bằng chụp scane nhu nhận xét của Brant - Zawadzki và cộng sự (Hoa Ki, 1983).

Chuẩn đoán

Chuẩn đoán xác định: Có thể dựa vào ba nhóm triệu chúng để chẩn đoán apxe não: hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng tăng áp lực trong sọ, các dấu hiệu thần kinh khu trú.

Hội chứng tăng áp lực trong sọ có tính chất cấp tính, với những biến đổi các dấu hiệu sinh tồn như mạch chậm, huyết áp có thể tăng vừa phải, nhịp tim nhanh.

Trong hoàn cảnh Việt Nam, trình tự sử dụng phương tiện cận lâm sàng để hỗ trợ cho chẩn đoán phụ thuộc vào trang bị hiện có. Phương pháp ghi vang siêu âm được dùng thuận tiện vì không gây đau, không chảy máu, không độc hại. Nó chỉ gợi ý bán cầu não có thuơng tổn choán chỗ, vì thường dùng kiểu siêu âm A. Điện não đồ tuy cũng không đau, không gây chảy máu và cũng không độc hại những trang bị phúc tạp, kĩ thuật khó khăn hơn, có thể giúp xác định khu vực có apxe nhỏ những sóng chậm denta và têta nó ghi được. Phương pháp tiếp theo là ghi xạ hình cũng nhằm giúp gợi ý khu vực nghi có khối tân sinh. Mạch não đồ sẽ có hình ành xác định chẩn đoán nhờ sự di lệch các mạch máu não, hình khoang vô mạch và các mạch tân sinh phác hoạ bao của apxe. Tại các bệnh viện lớn, nếu được trang bị máy chụp scane, hình ảnh ghi được sẽ giúp xác định chẩn đoán apxe rõ ràng nhất, nó còn giúp theo dõi diễn biến sau mổ và diễn biến sau khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn, chọc hút mủ nếu có chỉ định (sẽ nói rõ ở phần điều trị).

Chấn đoán phân biệt: Viêm màng não thường biểu hiện bằng những dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, mặt ửng đỏ, đổ mồ hôi. Nếu có rối loạn tâm thần, lú lẫn và về sau tri giác giảm nên nghĩ đến viêm não kèm theo, hoặc tràn dịch não thất do viêm dính các màng ở đáy não gây tắc nghẽn lưu thông dịch não tuỷ.

Nếu cùng lúc với viêm màng não lại có một khối apxe đang hình thành, các triệu chứng do apxe tạo nên sẽ nổi bật hơn, thường ít nhức đầu hơn, mạch không nhanh bằng, sốt không cao như trong trường hợp chỉ bị viêm màng não. Nếu có dấu hiệu thần kinh khu trú sẽ là một gợi ý tốt để nghĩ đến apxe não.

Viêm màng não có thể do một khối apxe có trước nay vỡ ra. Trước hết cần hỏi rõ diễn biến bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng thường là trầm trọng, biểu hiện sốc, cơ thể suy kiệt với tốc độ diễn biến khá nhanh, cứng gáy, có thể có triệu chứng thần kinh khu trú rõ, dần dần sẽ có những cơn gồng cứng mắt não, sốt cao, đồng tử hơi dãn và phản xạ ánh sáng lười, mạch nhanh, thở không đều, huyết áp có thể giảm dần.

Viêm xương chũm hoặc viêm xoang có mủ là những trường hợp hay gặp và nhiều khi cần xác định xem đã gây apxe não chưa. Những trường hợp viêm khu trú, nếu có viêm xương tóp ngoài như thường gặp ở trẻ em vì xương còn mỏng, sẽ thấy da tại chỗ phù nê, tấy đau, gáy cứng, các hạch bạch huyết sưng nhưng bênh nhân không nhức khắp đầu. Sự phân biệt này có thể không dễ dàng, vì khi dă đau nhức nhiều dù chỉ khu trú ở phía sau tai hay ở vùng xoang cạnh mũi, một em bé cũng khó lòng phân biệt với nhức khắp đầu.

Huyết khối tĩnh mạch. Nếu xoang tĩnh mạch dọc trên bị huyết khối sẽ có biểu hiện tăng áp lực trong sọ. Khi có huyết khối các tĩnh mạch não thì thường có động kinh và dấu hiệu thần kinh khu trú. Apxe ngoài màng cứng ít khi có khối lượng đủ để gây tăng áp lực trong sọ. Tụ mủ dưới màng cứng cũng gây tăng áp lực trong sọ và gây liệt nửa thân. Nói chung các thuơng tổn giải phẫu bệnh trên đây khó lòng phân biệt với apxe não nếu chỉ dựa vào lâm sàng, những có thể thấy chúng có hai triệu chứng giống nhau là nhức đầu và về sau trí giác giảm dần. Trong khi chưa phân biệt được chẩn đoán, đa số các thầy thuốc chuyên khoa cứ tạm giữ ý kiến cho là apxe não cho đến khi có thể dựa vào các kĩ thuật X quang chuyên khoa để kết luận rõ ràng.

U não có khi rất khó phân biệt với apxe não trước khi mổ. Những lầm lẫn này phần lớn có thể tránh được nhờ chụp scane.

Điều trị

Người đầu tiên nói về apxe não là nhà giải phẫu học Italia Fabricius Hildanus (1564 - 1634). Ông đã đề xuất khoan sọ để xử lí. Có lẽ Dupuytren (Pháp, 1839) là người đầu tiên đã mổ cho một anh lính bị áp xe não sau nhiều năm bị vết thuơng sọ não, bằng cách đâm thủng bao và mủ từ trong não tràn ra, anh lính đã được cứu sống. Năm 1893, Macewen (Glasgow, Anh) đã báo cáo về 25 trường hợp apxe não, trong đó 19 bệnh nhân được mổ và chỉ có một trường hợp tử vong. Kết quả này làm cho các thầy thuốc đương thời vô cũng kinh ngạc vì tất cả đều là apxe đã diễn biến lâu ngày và có vỏ dày. Trong giai đoạn sau đó lại xuất hiện một kĩ thuật mới được nhiều người áp dụng: người ta khoan một lỗ ngay vị tri mà nghi có bọc apxe bên dưới, mô não được cắt bỏ cho tới khi gặp vỏ apxe để chọc thủng nó và mủ chảy ra ngoài da. Có khi dung tích apxe được nhét đầy gạc và nhờ áp lực trong sọ tăng nên khối vỏ apxe sẽ bị đủn ra ngoài (theo King và Tlirney, Hoa Kì 1954). Người đầu tiên đã bóc vỏ apxe nguyên khối là Sargent (Anh, 1928) với 6 truờng hợp đuợc công bố mà không có tử vong. Năm 1934, Clovis Vincent (Pháp) đề xuất cách điều trị mới: có một bệnh nhân đuợc mổ với dự đoán là u não, những khi chọc hút thăm dò lại phát hiên một apxe nên ông ta chỉ hút mủ và đóng vết mổ lại. Sau 17 ngày lại hút mủ từ apxe ra và một tháng sau khối apxe đã được cắt bỏ hẳn. Ông ta chỉ cần mở nắp sọ để giải áp, không cần mổ màng cứng, chà cho vỏ bọc của apxe có thời gian dày lên và sau đó bóc bỏ đi. Một chi tiết mà tác giả chú ý là không để nhiễm trùng ra da, nên không chủ trương dẫn lưu mủ ra da. Cách làm này được cho là hợp lí và hai báo cáo sau đây đã được dẫn ra để xác minh. Báo cáo thứ nhất từ Bệnh viện Luân Đôn (1936 - 41) trình bày có 31 apxe não, trong đó 12 trường hợp được dẫn lưu ra da và có 9 tử vong. Trong báo cáo thứ hai, Northfield (Anh, 1942) xử Lí 19 trường hợp đã mở sọ để giải áp, chọc hút mủ và sau đó bóc bỏ apxe thì chỉ có 8 tử vong.

Một bước ngoặt trong điều trị apxe não đã xuất hiện khi kháng sinh đuợc phát minh, đồng thời mạch não đồ đuợc đưa vào sủ dụng ngày càng phổ biên và thay thế cho não thất đồ trong chẩn đoán. Chẩn đoán sớm và xác định đúng vị trí của apxe là hai yếu tố quan trọng đê cứu chữa có kết quả. Phải dùng kháng sinh liều cao qua đường tĩnh mạch; dùng kĩ thuật chọc vào bao apxe chính xác, nhiều lần kế tiếp; bơm kháng sinh vào ổ apxe; trong một số trường hợp cần bóc bỏ apxe vào thời điểm thích hợp. Sự xuất hiện những dung dịch hút nước mạnh có khả năng giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng tăng áp lực trong sọ; việc mở nắp sọ để giải áp không còn tuyệt đối cần thiết như trưóc nữa.

Chọc hút mủ. Nhiều tác giả hiện nay cho rằng khi có áp xe não, nên chọc hút mủ càng sớm càng tốt. Các biến chứng đáng sợ nhất là tụt não và vỡ apxe vào não thất có thể xảy ra mà ít thấy triệu chứng báo hiệu trước, thậm chí có thể xuất hiện đột ngột không có gì báo truớc. Nên chọn vị trí da đầu nguyên vẹn và có đuờng đi ngắn nhấl vào đến apxe đẻ dẫn hiu. vi dụ, nếu apxe do viêm tai, thì dẫn lUu qua lỗ khoan phía trên và chếch ra sau lỗ tai ngoài là hợp lí nhất. Apxe do viêm xoang trán (ít gặp ở Việt Nam) thì dẫn lưu qua lỗ khoan phía trên lông mày khoảng 2cm. Nhiều người tránh không dẫn lưu apxe qua vết mô xương chũm hoặc vết mổ xoang trán sẵn có vì sợ kim chọc dò sẽ đưa vi khuẩn vào mô não lành trên đường đi tìm bọc apxe. Dùng kim đầu tày, kiểu kim não thất, với khẩu kính to, có khi vào khối mủ mà không gặp trở ngại vì bao apxe chưa hình thành rõ rệt và chưa đủ chắc. Dưa kim theo hướng dự kiến sâu khoảng 5cm tính từ vỏ não, hoặc 4cm từ mặt vỏ tiểu não, nếu không thấy apxe thì rút ra và tìm theo hướng khác. Chỉ nên làm như vậy 3 lần. Khi đã có 30ml mủ chảy ra từ một áp xe não, hoặc 10ml chảy ra từ tiểu não, áp lực trong sọ đã giảm đáng kể và tình trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Khi mủ ngừng chảy, bơm kháng sinh vào. Hiện nay nhiều bênh viện sử dụng siêu âm hoặc chụp scane dễ hướng dẫn kim khi chọc dò ổ apxe theo kĩ thuật mổ định vị. Nếu khổng có chụp scan nên bơm vào bọc apxe một ít chất cản quang cũng với kháng sinh để chụp bao apxe như Kahn (Hoa Ki, 1939) đã đề xuất, Trước kia thorotrast được dùng làm chất cản quang, những đây là chất có nhiều độc tính nên được thay thế bằng sunfat bari (micropaque), nó có khả năng bám tốt vào mô hạt ở mặt (rộng bao apxe. Nhờ vậy chỉ cần chụp phim sọ theo các tu thế cần thiết có thể theo dõi được diễn biến của khối apxe. Đến khi chọc hút sau, có thể cho thêm sunfat bari vào để hình pyogram rõ hơn nếu trước đó hình ảnh chưa đạt yêu cầu. Khi chọc hút, nếu cảm thấy vỏ apxe đã khá dày và chắc thì có thể quyết định bóc bỏ khối apxe. Có khi ngay tử lần chọc hút đầu tiên đã cảm thấy vỏ apxe dày và chắc chắn, nếu được xác minh bằng chụp scane nữa thì có thể quyết định bóc bỏ bao apxe ngay.

Bóc bỏ khối apxe: Nói chung có hai cách điều trị apxe não. Từ khi có chụp scane, apxe não có thể được chẩn đoán rất sớm. Vì vậy có thể dùng kháng sinh kết hợp với corticoïde để điều trị tích cực, đồng thời theo dõi diễn biến. Cách điều trị thứ hai là có can thiệp, ít nhất là chọc hút mủ nhiều lần kế tiếp hoặc vào lúc thích hợp để mổ bóc bỏ bao apxe.

Những lý do thường được nêu để bác bỏ việc bóc bỏ khối apxe là :

Nếu có bằng chứng apxe đang lành, không cần bóc bỏ nó nữa.

Bóc bỏ là một thủ thuật gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân.

Khi phẫu thuật mô não để bóc bỏ khổi apxe, có thể gây thương tổn để lại di chứng vĩnh viễn nặng hơn do chính khối áp xe đã tự nó gây ra.

Nếu cho rằng bóc bỏ khối apxe nhằm mục đích loại bỏ một thương tổn do bọc mủ gây nên, thực ra chúng ta thay thế thương tổn đó bằng một thương tổn do chính phẫu thuật viên gây nên.

Những ngưòi chủ trương bóc bỏ khối apxe lại đưa ra những lí do sau dây để giải thích:

Bằng cách hút, khối apxe có thề lành thật, những chỉ là tạm thời. Dựa trôn những bệnh nhân đuợc theo dõi chặt chê, Joocma và cộng sự (Anh, 1951) thấy 8% trong số được đánh giá đã lành đó đã tái phát ngay tại cũng vị trí trilớc đây từ 3 tháng đến 13 năm sau và tất cả đều tủ vong. Dễ tránh diễn biến đó. chi có cách bóc bỏ khối áp xe. Với sự che chở của các loại kháng sinh, mối nguy hiểm do thao tác bóc bỏ tạo ra rất nhờ, và chắc chấn không còn đáng kẻ so või nguy cơ tái phát như đã nêu trên.

Nhũng di chùng vĩnh viễn, nếu có, cũng chấp nhận đuợc.

Vết sẹo do bóc để lại, ít gây động kinh hón khối tế bảo thần kinh đệm tăng sinh và mô sợi xơ của apxe não đã lành sau khi hút mủ.

Nếu có nhiều bọc apxe, không chỉ chọc hút mủ mà giải quyết đuợc tất cả các bọc, vi vậy bóc bò là biện pháp bắt buộc.

Apxe có vỏ dày và những áp xe sau chấn thương có chứa mảnh xương vụn bốn trong chi có thể khỏi sau khi bóc bỏ.

Tuy hai trường phái có những quan điểm khác nhau, nhưng cũng có những tình huống khiến cho cả hai đều có cách giải quyết giống nhau; mọi người dễ nhất trí với chỉ định mổ nếu:

Hút mủ một apxe có nhiều bọc mà tình hình không cải thiện.

Là apxe có vỏ dày hoặc apxe sau chấn thương.

Apxe có quá trình diễn biến chưa lâu nhưng hút mủ không làm cho bệnh tình giảm.

Apxe tiểu não

Mọi phẫu thuật viên đều tránh mổ nếu apxe ở quá sâu hoặc ở vào vị tri cơ thể để lại rất nhiều di chứng trầm trọng về vận động hoặc về ngôn ngữ (apxe ở vùng bao trong, ở ngay vùng rãnh trung tâm, nhất là thuộc bán cầu trội).

Thời điểm thích hợp nhất để bóc bỏ khối apxe từ bao giờ? Ngày nay ai cũng nhất trí không thể định tuổi chính xác một apxe não, nhất là khi chưa biết rõ Ổ nhiễm khuẩn nguyên phát. Tuy nhiên, ai cũng thấy rằng điều kiện tốt nhất để bóc bỏ apxe là khi đã có vỏ dày và chắc, những mô não chung quanh còn phù và mềm. Đổi lại khi vỏ apxe đã rất dày, mô thần kinh đệm chung quanh đã tăng sinh dày đặc thi khi mổ dễ phẫu lich nhầm đường và bỏ sót lại một phân bao. Hậu quả tất nhiên sẽ là apxe tái phát với khả năng tử vong rất cao. Ngày nay chụp scane có khả năng giúp xác định thời điểm tốt nhất đề mồ, đố là khi bao apxe co dúm lại sau nhiều lần chọc hút mủ. Vỏ bọc có mật độ tăng lên những mô não chung quanh vẫn còn mềm trước khi có kháng sinh, dựa vào kinh nghiệm, người ta dự tính vi khuẩn xâm nhập não cần 8-12 tuần mới đạt đến điều kiện tốt như trên địa mô. Ngày nay, nhờ có kháng sinh thời hạn đó rút ngắn lại chỉ còn 4-8 tuần. Khi mổ, nếu apxe đã có cuống, như đã mô tả ở phân giải phẫu bệnh, can cắt bỏ nó đi. Màng não dính vào thành apxe cũng phải cắt bỏ và sau đó đóng kín bằng cách nghép cân thái dương hoặc cân căng C(! đủi. Ngày nay nhicu phẫu thuật viên khuyên nên cho kháng sinh vào khu vực đã bóc bỏ khối áp xe, nhất là khi thành não thất đã bị thủng trong quá trình phẫu tích.

Dựa vào tiêu chuẩn gì đề đánh giá bệnh nhân đã khỏi hẳn? Có thể trả lời dứt khoát, nếu xác minh chỉ có một bọc apxe và đã bóc bỏ đạt kết quà tốt. Nếu chỉ chọc hút mủ thì cần xác định còn có bọc apxe khác không và phải theo dõi một thời gian mới trả lời dứt khoát dược. Từ khi có chụp scane, các phẫu thuật viên đã có thể trả lời câu hỏi này dựa trên sơ đồ.

Sử dụng kháng sinh: Trong diều trị apxe não, hai việc có y nghĩa quyết định là xác dịnh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Theo Shaw (Anh, 1987), thông thường áp xe não là do nguồn vi khuẩn từ tai mũi họng là liên cầu khuẩn và vi khuẩn kị khí. Do đó, khi chưa có kháng sinh đồ, nên dùng pénicilline, sau đó bổ sung chloramphenicol và aminoglycoside. Để chống vi khuẩn kị khí, metronidazole thường đuợc dùng. Chúng ta biết pénicilline có thể vượt qua hàng rảo máu - dịch não tuỷ nếu có viêm màng não. Nhiều ý kiến khuyên nên dùng mỗi giờ 1 triệu đơn vị pénicilline tiêm thẳng vào tĩnh mạch, đối với chloramphenicol có thể tiêm đến 5 - 6g vào tĩnh mạch mỗi ngày mà trong thực tế tác hại đối với máu không đến nỗi như ta vẫn tưỏng. Nếu có viêm não thất, nên tiêm kháng sinh vào dich não tuỷ với liều lượng bằng 1% liều lượng tiêm vào tĩnh mạch. Kháng sinh có thể xâm nhập vào áp xe. Nhưng những đánh giá hiện nay chưa nhất trí. Theo De Louvois và cộng sự (Anh, 1977) khả

náng xãm nhập của kháng sinh vào mô của thành apxe nhu sau: pénicilline xâm nhập tốt, các bêtalactamìn khác và các aminoglycoside xâm nhập kém hơn. Black và cộng sự (Hoa Kì, 1973) thấy chloramphenicol xâm nhập vào thành apxe tót nên cho rằng không cần tiêm kháng sinh vào bao apxe sau khi dă hút mủ ra, vì tiêm tĩnh mạch là đủ. Hiện nay chưa thẻ đánh giá sụ xâm nhập của sulfamide và cotrimoxazole, nhung Ingram và cộng sự (Anh. 1977) thấy metronidazole xâm nhập tốt.

Điêu trị vi năm'. Loại thuốc chống vi nấm ở hê thần kinh trung ương tốt nhắt hiên nay là amphotericine B, nhưng cần sủ dụng phối hộp vói những thuốc khác nhu 5 - fluorocytosine, miconazole hoặc ketoconazolc. Các thuốc này nẽn tiêm thẳng vào dịch não tuý vi khó xâm nhập vào đó qua màng năo. Cần lưu ý những thuóc này khá độc.

Điều trị ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: Apxe não khi đã được chẩn đoán cân hút mủ càng sóm càng tốt. Các Ô nhiễm khuân nguyên phát cũng cần điều trị hay mổ càng sớm khi tình trạng bệnh nhân cho phép; vì có loại bỏ đuợc khu vực viêm xương, sau này apxe mới không tái phát. Nếu apxe não do viêm phổi thì cũng phài điều trị cho khỏi vì đó là nguồn tiếp tế vi khuẩn liên tục; cũng cần chú ý khi thông khí đã giảm, phù não càng nặng thêm và những cơn ho dễ đưa đến tụt não.

Kết quả. Từ khi có kháng sinh ti lệ từ vong của apxe não đã giảm khoảng một nùa. Theo tông kết của Bonnal và cộng sự dựa trẽn 967 trường hộp, tì lệ từ vong chung là 32%, nhưng nếu phân tích riOng tửng nhóm bệnh nhân thì sẽ khó đi đến một kết luận chung, ví dụ tì sổ bênh nhân chì chọc hút mủ có tỉ lẽ từ vong cao hon so với sô đuợc bóc bỏ apxe. Phuơng pháp chọc hút chi dành cho những bệnh nhân khi vào bênh viện đã quá nặng, có khí dã hấp hối. Từ khi có kháng sinh, nhất là từ khi scane được phát minh, apxe não được chẩn đoán và chọc hút sớm, ổ nhiễm khuẩn nguyên phát được điều trị triệt để, khối apxe được bóc bỏ vào thời gian thích hợp. Alderson (Hoa Kì, 1981) dựa vào số liệu trong 15 năm đã nêu ra tỉ lệ tử vong từ 42% giảm xuống 21% và cuối cũng chì còn 9,7%. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tì lệ tử vong là 40% (1986).

Những di chứng có thể nhẹ, nhưng có thể rất nghiêm trọng nhu liệt. Rối loạn tâm thần, động kinh. Di chứng do các yếu tố sau quyết định: vị trí giải phẫu của thương tổn, kích thuớc rộng hay hẹp và mức độ của chúng nặng hay nhẹ. Bonnal và cộng sự (Pháp, 1960) nhận xét có 1/3 tổng số bệnh nhân apxe não có di chứng thần kinh hoặc tâm thần; riêng trong một nhóm 121 bệnh nhân có 58 người liệt nửa thân, 54 người rối loạn tâm thần, 15 người bị rối loạn ngôn ngữ và 40 người bị rối loạn về thị giác.

Apxe ngoài màng cứng

Loại apxe này thường do một ổ viêm xương sọ gây nên. Thường gặp nhất là viêm xoang trán và viêm xương chũm. Cũng có trường hợp viêm xương sọ ở vòm do vi khuẩn lan truyền theo đường máu. Sau khi mô mở nắp sọ, có thể do bị viêm, cũng có thể dẫn đến apxe ngoài màng cứng.

Vai trò chẩn đoán của mạch não đồ ở đây bị hạn chế. Chẩn đoán thường được xác định qua một lỗ khoan thăm dò. Từ khi có chụp scane việc làm chẩn đoán đã trở nên đễ dàng và chính xác.

Khi điều trị có hai vấn đề cần giải quyết: tháo ổ mủ ra hết và thanh toán ổ viêm nguyên phát. Cần khoan một lỗ, nhưng thường phải nhiều lỗ mới tháo hết mủ ra, cần bơm và rửa, sau đó cho kháng sinh vào. Viêm xuơng sọ ở vòm cần đuợc gặm bỏ sạch, viêm xoang trán và viêm xoang chũm thường phải nhờ chuyên kkoa tai mũi họng. Nếu sau một thủ thuật, nắp sọ bị viêm thì cần loại bỏ nó.

Tụ mủ dưới màng cứng

Bên dưới màng cứng có một khoang gần như ảo, chứa một lớp dịch cực kì mỏng. Khoang ảo này đuợc giới hạn bởi: phía ngoài hay phía nông là lớp biểu mô lót ở mặt trong màng cứng; phía trong hay phía sâu hơn là màng nhện. Giữa hai lớp đó có những mạch máu nhỏ và những dây thần kinh rất nhỏ chạy ngang qua, ngoài ra màng nhện còn những nút lõm vào màng cứng. Ngoài những sự "ràng buộc" rải rác đó, trong khoang dưới màng cứng thực sự có thể lưu thông dễ dàng từ vùng trán xuyên qua lỗ chẩm xuống đến túi cũng của màng tuỷ. Viêm các xoang thường khơi mào cho viêm tuỷ xương ở sọ, để dẫn đến tụ mủ dưới màng cứng. Vì có sự thông thường về mặt giải phẫu, nên khi đã có mủ trong khoang dưới màng cứng vùng trán, có thể thấy mủ chảy ra khi chọc dò cột sống thắt lưng. Nhung khi nhiễm vi khuẩn, quá trình gây viêm xuất tiết và tạo mô hạt, nên màng nhện bị dính chặt vào màng cứng, kết quả là mủ bị khu trú lại, không tự do lưu thông khắp theo bề mặt của bán cầu não được, chính vì vậy có ngưòi gọi là apxe dưới màng cứng, thực ra đó là tụ mủ dưới màng cứng khu trú, cũng có thể xem như một dạng của tụ mủ dưới màng cứng. Cũng có người gọi đó là viêm dày màng não có mủ, vì thương tổn này chỉ là cách phản ứng của màng cứng ngay tại chỗ nó tiếp giáp với viêm tuỷ xương sọ. Nó có những đặc điểm chủ yếu là bề dày của màng cứng tăng lên, các mạch máu cương tụ và rải rác có nhiều apxe nhỏ li ti ngay trong bề dày đó. Khi apxe dưới màng cứng mới hình thành, khoang màng nhện với dịch não tuỷ bên trong còn giữ được các tính chất bình thường trong thời gian ngắn nhưng chẳng bao lâu sẽ có biểu hiện viêm trong dịch não tuỷ, màng ngoài cùng vỏ não sẽ dính chặt vào apxe dưới màng cứng, từ đó sẽ có huyết khối trong các tĩnh mạch vỏ não gây hoại từ mô não, và sau cũng một apxe khác sẽ hình thành ngay trong mô não.

Nguồn gốc đưa đến tụ mủ dưới màng cứng, Theo công trình nghiên cứu của Schiller và cộng sự (Anh, 1948), của Bannister và cộng sự (Hoa Kì, 1981), trong 33 trường hợp thì 23 do viêm xoang, 6 do viêm xương chũm và 4 do ổ viêm từ xa. Trong mỗi nhóm nguyên nhân đó, viêm xuơng sọ chiếm 3/4 số trường hợp. Mủ chỉ khu trú thành apxe dưới màng cứng trong một nửa số trường hợp, còn lại đều là tụ mủ dưới màng cứng lan rộng.

Dấu hiệu lâm sàng: Nói chung triệu chứng của tụ mủ dưới màng cứng không giống apxe não. Vì thương tổn khơi mào thường là viêm tuỷ xương sọ nên khi quan sát có thể thấy da đầu ngay bên trốn sưng tấy; một số tác giả thường gọi là "u phồng Pott" (Pott’s puffy tumour). Bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc, sốt cao, rét run. Liệt nửa thân bắt đầu lừ mặt và tay, tiến triển nhanh, tê nửa thân, hai nhãn cầu không liếc về phía nửa thân liệt đuợc mà luôn xoay sang phía đối diện (thực ra đây là hậu quả của thương tổn thuỳ trán và cũng không đặc hiệu của tụ mủ dưới màng cứng). Nếu thương tổn ở bán cầu trội, bệnh nhân có thể mất hoàn toàn chúc năng ngôn ngữ. Một số trường hợp có động kinh trong thời gian đầu, lúc này bệnh nhân kêu đau tại nơi viêm xương, về sau đau khắp đầu do tăng áp lực trong sọ. Thường bệnh nhân đã liệt sẵn nửa thân và có viêm màng não à mức độ khác nhau nên cứng gáy, vì vậy khó phát hiện tình trạng tụt não. Nếu mủ từ xương cũng lan rộng ra theo mặt trên trên tiểu não ảnh hưởng đến thuỳ chẩm trước thì bán manh sẽ xuất hiện trước liệt nửa thân. Nếu mủ xen vào giữa hai bán cầu, dưới liềm sọ, sẽ có biêu hiện thuơng tổn của tiêu thuỳ cạnh rãnh trung tâm. Trong thực tế đó là những chẩn đoán lâm sàng tinh vi khó thực hiện trên một bệnh nhân đã ở tình trạng quá nặng. Ngày nay chụp scane đã giúp chẩn đoán dễ dàng và chính xác những trường hợp như vậy.

Dấu hiệu cận lâm sàng: Khác với một số trường hợp apxe não không gây biến đổi trong công thức máu, thường các trường hợp tụ mủ dưới màng cứng do có sổ bạch cầu tăng, cấy máu có thể thấy vi khuẩn gây bênh mọc. Nếu tụ mủ chì ép một bán cầu, có thể thấy vang siêu âm di lệch. Trên điện não đồ thường thấy các sóng chậm lan toả như trong trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính với điện thế thấp. Các phim chụp sọ không sửa soạn có thể phát hiên một ổ viêm tuỷ xuơng, là một yếu tố giúp cho chần đoán.

Hiện nay chụp scane là phương tiện tốt nhất để xác định chẩn đoán. Nếu tiêm cản quang vào tĩnh mạch sẽ làm cho tương phản cản quang tăng lên à ranh giới mô não và lớp mủ. Nếu không có chụp scane, mạch não đồ sẽ là cách ghi hinh rõ ràng nhái vì có thể phát hiện khoang vô mạch. Nhưng cần lưu ý, do tăng áp lực trong sọ nên tốc độ tuần hoàn ở đây bị chậm lại đáng kể và khi chụp não chọn tư thế sao cho thấy rõ khoang vô mạch. Thường tư thế thẳng để cho thấy khoang vô mạch ở bán cầu. Với mạch não đồ cũng có thể ghi hình các ổ tụ mủ khu trú ở rãnh liên bán cầu dưới liềm não. Muốn thế, cần bơm chất cản quang vào cả hai động mạch cành, khi ghép hai phim mạch não do tư thế thẳng sẽ thấy khối mủ đã tách hai động mạch quanh thẻ chai viền quanh khối mủ đó. Nếu trên lâm sàng đã nghĩ đến tụ mủ dưới màng cứng, nhưng nếu không chứng minh được bằng mạch não đồ, lại không có chụp scane thì cần khoan nhiều lỗ để xác mình chẩn đoán. Nếu đúng là tụ, mủ dưới màng cứng, phải tiến hành điều trị ngay.

Điều trị: Phương pháp thông thường vá được thực hiện sớm nhất là khoan một lỗ. Về sau khoan thêm hai, ba lỗ hay nhiều hơn và mở rộng các lỗ khoan đẻ tháo mủ ra bằng cách bơm nước vào theo nhiều hướng khác nhau. Khi khoan một lỗ, thường mô não dãn ra ngay vã bít lỗ khoan lại vi áp lục trong sọ tăng. Lúc này cần giảm áp lực trong sọ bằng dung dịch mannitol 20% hoặc các dung dịch ưu trương khác. Truyền dung dịch mannitol trước khi khoan sẽ có tác dụng trước nhất. Có người đặt một ống dẫn lưu vào ổ mủ khu trú, cố định vào da và duy trì trong nhiều ngày để bơm kháng sinh vào. Hiện nay một số tác giả như Bannister và cộng sự (Hoa Kì, 1981) đã mở hẳn một cửa sổ xương sọ khá rộng, nhờ vậy đã có thể tháo mủ có hiệu quả và bơm kháng sinh vào với tác dụng tốt hơn. Nên dùng kháng sinh mạnh, kéo dài trong 8 tuần liền, đồng thời phải điều trị tích cực ổ viêm tuỷ xương bằng phẫu thuật. Nhỏ vậy Bannister đã cứu sống được 92% số trường hợp so với 48% tử vong nếu chỉ tháo mủ qua các lỗ khoan.

 

ÁP XE NỘI SỌ

BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ

BỆNH CÒI XƯƠNG

BỆNH BASEDOW

BASEDOW VÀ THAI NGHÉN

BỆNH SỞI

BỆNH THƯƠNG HÀN

BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI

BỆNH VIÊM GAN KHI MANG THAI

BỆNH ĐAU TỦY XƯƠNG

BỆNH ĐA HỒNG CẦU TIÊN PHÁT

BỆNH THIẾU MÁU DO GIUN MÓC

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN

BỆNH U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

BỆNH U LYMPHO HODGKIN

BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)

CẤP CỨU NGẠT NƯỚC

CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

CHÁY MÁU TIÊU HÓA CAO

CHẢY MÁU TIÊU HÓA THẤP

CHÁY MÁU SAU ĐẺ

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

CƠN ĐAU THẮT NGỰC

CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐÁI THÁO NHẠT

ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ VÔ SINH, HIẾM MUỘN

ĐIỀU TRỊ BỆNH HEMOPHILIE

ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH

ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

HEN PHẾ QUẢN

HẸP VAN HAI LÁ

HỆ TIẾT NIỆU

HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC PHỔI

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

HỘI CHỨNG CUSHING

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

HỞ VAN HAI LÁ

ỈA CHẢY CẤP

KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

NHỒI MÁU CƠ TIM

PHÙ PHỔI CẤP

XỬ LÝ RẮN ĐỘC CẮN

XỬ LÍ NGỘ ĐỘC CẤP

SUY HÔ HẤP CẤP

SUY THẬN CẤP

SUY THẬN MÃN

SUY TIM

TAI BIẾN MẠCH MÃU NÃO

TĂNG HUYẾT ÁP

THIẾU MÁU

THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ HÔ HẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ TUẦN HOÀN

TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH

TRIỆU CHỨNG HỌC TIẾT NIỆU

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

VIÊM CẦU THẬN

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

VIÊM ĐA KHỚP

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

VIÊM PHỔI THÙY

VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH

VIÊM MÀNG NÃO MỦ SƠ SINH

VIÊM PHỔI SƠ SINH

VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

XƠ GAN

XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHI MANG THAI

HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH NGẠT

MÃN KINH - TIỀN MÃN KINH

NHIỄM KHUẨN SẢN HẬU

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ

SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ

TÁO BÓN

TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH

THIẾU MÁU VÀ THAI NGHÉN

THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

UNG THƯ ÂM HỘ

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG

U NGUYÊN BÀO NUÔI

U TỦY THƯỢNG THẬN (Pheochromocytoma)

UỐN VÁN SƠ SINH

U XƠ TỬ CUNG

VIÊM NỘI TAM MẠC NHIỄM TRÙNG

VIÊM PHÚC MẠC Ở TRẺ EM

VÔ KINH

VỠ ỐI SỚM, VỠ ỐI NON

VÔ SINH NAM

VÔ SINH NỮ

VỠ TỬ CUNG


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến     Đầu trang