Khi người mẹ không may bị lây nhiễm HIV thì virut sẽ tồn tại trong cơ thể người mẹ, đặc biệt virut có nhiều trong máu của người mẹ. KHi người mẹ mang thai, thai lúc này nằm trong tử cung và được nuôi dưỡng bằng dây nhau thai và hệ thống bánh rau. Thường trong những tháng đầu sẽ ít lây truyền virut sang thai nhi, nhưng trong những tháng cuối, nhu cầu phát triển dinh dưỡng của thai nhi cao, thai sẽ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ sang hơn đặc biệt theo sự sơ hóa của rau thai. Ngoài ra trong quá trình chuyển dạ, sinh ra em bé, sẽ có thể co bóp gây vỡ mạch máu sẽ có nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con.
Khi người mẹ bị nhiêm HIV sẽ được xét nghiệm, sàng lọc, nếu xác định là người bệnh không may bị nhiễm HIV mà có thai thì đều đưa vào điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Người mẹ đó sẽ được khám, xét nghiệm, được tư vấn và đặc biệt là được cấp thuốc điều trị dự phòng ARV để mà giảm đi nồng độ, số lượng virut trong máu sẽ giảm khả năng lấy nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Ngoài xét nghiệm để uống thuốc thì người mẹ cần xét nghiệm cả lượng virut ở trong máu, để phần nào đánh giá nguy cơ lấy nhiễm HIV có nhiều hay không. Trong trường hợp đã theo dõi và được uống thuốc, ngay cả quá trình chuyển dạ và sinh con, cũng được giới thiệu đến các cơ sở y tế, ở đó người ta có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ cho người mẹ bị nhiễm HIV.
Với những người bị HIV mà mang thai cần phải tham gia đăng ký gói dịch vụ trong đó có chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở bệnh viện phụ sản.
Trước đây trong một số giai đoạn mà chúng ta chưa có thuốc điều trị dự phòng, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, thì cũng có một vài nghiên cứu cho thấy quá trình người mẹ mổ đẻ thì nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có giảm đi hơn so với đẻ thường. Tuy nhiên hiện nay chúng ta có các xét nghiệm để đánh giá xác định lượng virut ở trong máu của mẹ như thế nào. Có các trường hợp mà điều trị dự phòng dùng thuốc ARV thì virut trong máu người mẹ hầu như là không còn dưới ngưỡng phát hiện. Khi đó nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con là gần như không xảy ra. Chỉ định mổ đẻ chỉ áp dụng trong các trường hợp mà không đẻ được thường, để an toàn cho cả mẹ và đứa trẻ.
Về cơ bản những trường hợp nhiễm HIV mà đến được cơ sở y tế có điều kiện ở tuyến tỉnh, tuyến huyện thì mới có điều kiện để xét nghiệm và phát hiện ra người mẹ nhiễm HIV. Để có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng như là phòng ngừa cho cán bộ y tế. Còn trường hợp sinh ở trạm y tế, không có khả năng xét nghiệm xác định nhiễm HIV thì đương nhiên sẽ không được hưởng các dịch vụ, kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con.
Có một số biện pháp mà các chuyên gia thường làm là để thời gian chuyển dạ càng ngắn càng tốt. Vì chuyển dạ càng dài thì sự co bóp và những tổn thương mạch máu sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm sang em bé cao hơn. Đặc biệt khi đỡ để thì hạn chế các tổn thương, xây xước sẽ làm máu của người mẹ xâm nhập vào đường mũi, họng, niêm mạc mắt, trên da của trẻ. Sau khi đỡ em bé cho em bé tắm sạch bằng nước ấm luôn để giảm khả năng lây nhiễm. Ngoài ra còn rất nhiều thủ thuật khác để mà làm giảm các tổn thương của người mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ, đỡ đẻ sinh em bé.
Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là người mẹ xét nghiệm máu để chủ động dùng thuốc dự phòng nếu không may bị nhiễm HIV, dùng thuốc từ lúc chưa mang thai, cho đến khi mang thai thì cũng được theo dõi sức khỏe và điều trị dự phòng. Cũng như đến khi đi đẻ chủ động chọn các cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất, có các bác sĩ chuyên khoa nắm được tình trạng bệnh của mình. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào hồ sơ, theo dõi và sẽ có các biện pháp áp dụng hợp lý giúp đỡ cho người mẹ sinh con một cách an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con và khả năng lây nhiễm sẽ gần như không xảy ra.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thực phẩm cho người tiểu đường