Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Chế độ ăn uống đẩy lùi bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (sốt xuất huyết do virus) là một nhóm các bệnh do một số họ virus: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Hiện tại chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc hiệu điều trị sốt xuất huyết. Điều trị sốt xuất huyết chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường ăn kém, do đó không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể khiến người bệnh lâu phục hồi hơn.

Chế độ ăn uống đối với bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng và cần thiết. Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn chia sẻ chế độ ăn uống thích hợp khi bị sốt xuất huyết. Với những lời khuyên này hy vọng người bệnh sẽ nhanh phục hồi hơn.

Những việc nên làm khi bị sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết sợ nhất là tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu cho nên trong chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết quan trọng nhất là bù nước, điện giải như uống oresol.

Người bệnh cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Uống nước trái cây, nước ép hoa quả (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.

Theo kinh nghiệm có thể nghiền lá đu đủ, sau đó lọc chắt lấy nước cho người bị sốt xuất huyết uống . Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết, do đó có tác dụng tốt đối với bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dùng trà thảo dược, trà gừng có tác dụng giảm sốt; nước chanh có nhiều vitamin C, giúp loại bỏ độc tố vi rút ra khỏi cơ thể; nước dừa bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể bị mất nước; nước ép rau củ, nước ép trái cây nhằm cung cấp dinh dưỡng cơ bản, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Nên ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, ngoài ra người bệnh có thể uống thêm sữa.

Trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết thì tùy từng độ tuổi có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nếu trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú, tăng số lần bú so với lúc bình thường. Nếu trẻ đã ăn dặm thì đồ ăn cho trẻ cũng tuân thủ nguyên tắc trên. Ngoài việc cho trẻ uống sữa thì cần tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết. Và nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ.

Khuyến cáo lượng nước cần thiết đối với trẻ: Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi uống 500 – 1500 ml/ngày; trẻ nhỏ lớn hơn 5 tuổi: 2000 - 2500 ml/ngày; người lớn: 2500 – 3000 ml/ngày. Có thể sử dụng tất cả các loại nước: nước suối, nước đun sôi để nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa, nước ép rau củ, trái cây, Oresol...

Những việc không nên làm khi bị sốt xuất huyết

Không nên ăn các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ và khó tiêu như: các món chiên, xào, rán, có nhiều gia vị chua cay.

Không sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích

Do đặc thù của bệnh sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết nên cần tránh những thức ăn, uống có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh, như các thực phẩm: xá xị, coca, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu, huyết heo, huyết vịt… Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị xuất huyết tiêu hóa hay không.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ngoài việc cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì cũng cần cho người bệnh sốt xuất huyết nghỉ ngơi, thường xuyên cặp nhiệt độ theo dõi, uống thuốc hạ sốt theo chỉ định. Bệnh sốt xuất huyết nếu nhẹ có thể điều trị theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện chuyển nặng như sốt li bì, hôn mê, tiểu liên tục, dấu hiệu sốc, mất nước cần đưa ngay tới cơ sở y tế.

Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp.

Xem tiếp >>

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang