Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 24 tháng tuổi là thời điểm mà các nhà khoa học khuyên các bà mẹ có thể tiến hành cai sữa dần cho bé. Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của bé. Vì thế cả mẹ và bé cần có những chuẩn bị chu đáo nhất để bước chuyển này diễn ra một cách tốt đẹp. Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ và bé vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và thuận lợi.
-Mẹ cần chọn thời điểm con khỏe mạnh, không bị ốm đau, khó chịu hay quấy khóc.
-Nên chọn thời điểm cai sữa vào những ngày tiết trời không quá nóng hoặc quá lạnh.
-Nên thông báo cho người thân ở cùng gia đình việc chuẩn bị cai sữa cho bé, và nhờ sự trợ giúp của người thân.
-Chọn loại sữa phù hợp với bé để thay thế cho sữa mẹ. Nên cho bé dùng trước khi cai sữa từ 1-2 tháng để bé quen dần.
-Cho bé bú thưa dần trước khi tiến hành cai sữa.
-Mẹ có thể nói chuyện cai sữa với bé để bé có sự chuẩn bị tâm lý (dù trẻ con rất nhỏ nhưng trẻ vẫn có thể hiểu được phần nào)
-Các chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc nhi, muốn làm tốt việc cai sữa cho bé mẹ phải có sự chuẩn bị trước vài ngày, tạo nên sự thiếu thốn những thứ thường ngày bé thích, ví dụ như những món bé thích ăn, những bản nhạc bé thích nghe, những đồ chơi thường ngày bé thích… để khi thực hành cai sữa những thứ đó trở nên hấp dẫn đối với bé.
Đối với bé:
-Mẹ không nên cho bé về quê hoặc đi đâu xa để cai sữa mà nên cho bé ở cùng mẹ để cai sữa để bé không cảm thấy nhớ mẹ, thấy hụt hẫng một cách đột ngột khi không được bú mẹ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
-Mẹ có thể bôi thuốc đắng như vị thuốc hoàng liên vào đầu vú, hoặc xanhmetylen màu xanh, làm vú mẹ không còn hấp dẫn nữa, để bé không đòi bú bú nữa. Nếu bé đòi bú bạn có thể đánh trống lảng, tập trung sự chú ý của bé vào việc khác.
-Nấu các món cháo, chọn các loại hoa quả mà bé thích ăn vừa cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho bé.
-Ngoài các bữa bé vẫn ăn hàng ngày, khi mới cai sữa bạn có thể bổ sung thêm bữa sữa/ sữa chua, hoặc hoa quả vào những giờ mà bé bú.
-Buổi tối khi đi ngủ, theo thói quen bé sẽ đòi bú mẹ, lúc đó bạn có thể đánh thức bé dậy, cho bé tỉnh ngủ, chơi với bé một lúc, cho bé uống sữa và đi ngủ tiếp, không nên để cho bé chập chờn trong giấc ngủ, bé sẽ khóc, thậm chí ăn vạ để đòi bú bằng được.
Đối với mẹ: Khi cai sữa, mẹ thường có biểu hiện cương sữa rất khó chịu. Mẹ có thể áp dụng một số cách để giảm tiết sữa và làm sữa mất dần theo cách dân gian như: giã nước lá dâu hoặc lá lốt để uống để làm mất sữa. Hoặc lấy lá bắp cải để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc giã ra đắp lên vú.(Tuy nhiên phương pháp này có người dùng thì mất sữa, có người thì không mất sữa)
Hiện nay tại các phòng khám Đông y đều có cắt thuốc để tiêu sữa, các mẹ chỉ cần uống từ 3-5 ngày là sữa ít dần và mất hẳn. Người mẹ sẽ không cảm thấy bớt đau đớn hơn.
Mẹ cùng có thể sử dụng thuốc tiêu sữa bán ở các hiệu thuốc tây.
Khi cai sữa, mẹ chỉ nên vắt bớt đi một chút sữa nếu sữa bị cương lên không chịu nổi. Các mẹ không nên vắt kiệt mà chỉ nên vắt theo nguyên tắc giãn dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra, trước khi vắt sữa bạn nên lấy khăn ấm đắp lên hai bầu ngực để cho mềm rồi hãy vắt nếu không sẽ bị đau đấy.
Mẹ nên hạn chế các thực phẩm làm tăng tiết sữa trong vài ngày. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hơn là nhiều protein.
Sau khi mới cai sữa xong bé có thể dễ bị ốm vì sữa mẹ thường có sức đề kháng tốt hơn so với các loại sữa khác, do đó các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho trẻ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Khi mới cai sữa xong mẹ cũng nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vú mẹ, vì bé chưa quên hẳn được thói quen, nên bé có thể sẽ đòi bú lại nếu mẹ không cương quyết.
Trên đây là một số chia sẻ giúp các mẹ và bé trải qua giai đoạn cai sữa khỏe mạnh và dễ dàng.
Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp
Xem tiếp