a- Triệu chứng: Cũng giống như cảm mạo, có khác ở chỗ thân thể, tứ chi đau nhức nhiều hơn, có khi chân tay co giật.
Biến chứng nặng hơn cảm mạo, dễ lây và hay phát thành dịch.
Khi thấy cúm mới phát hiện nên châm ngay để phòng bệnh (xem công thức phòng bệnh không đặc biệt)
b- Lý: Do cảm phải khí độc trái mùa (bất chính chi khí) có tính dịch lệ.
c- Pháp: Khi tà còn ở biểu, dùng phép giải để biểu ,khi tà vào lý, dùng phép hoà lý.
d- Phương huyệt
1- Đại chuỳ (bổ)
2- Ngoại quan (tả)
3- Hợp cốc (tả)
4- Cân súc (tả)
5- Khúc trì (tả)
6- Uỷ trung (tả hoặc xuất huyết)
Khi châm Cân súc, sau khi đắc khí phải dùng thủ thuật đưa ngay cảm giác từ lưng xuống chân, bệnh nhân thấy dễ chịu ngay.
đ- Gia giảm: Có đại tiện táo, sốt nhiều, thêm:
Nội đình (tả)
Thiên khu (tả)
e- Cách thích giải dùng huyệt:
Tả Cân súc thông kinh Đốc để tráng dương giải biểu đồng thời trị đau và co cứng sống lưng.
Tả Khúc trì để giải biểu hạ nhiệt, Tả Uỷ trung giải được bệnh từ đầu lưng đến chân làm hết đau đớn, xuất huyết cốt giải độc nhanh hơn.
Tả Nội đinh để thanh vị nhiệt cùng với tả Thiên khu thông đại tiện làm cho độc tà đã nhập lý cũng được giải hết.
Xoa bóp: bấm, day, nắn, bóp các huyệt trên, đặc biệt các vùng đau thiên ứng, áp dụng biện pháp chống lây nhiễm.
|