(SHI UN KO)
Thành phần và phân lượng: Dầu vừng 1000g, Mật lạp (Sáp ong) 300-400g, Mỡ lợn 20-30g, Đương quy 60-100g, Tử cǎn 100-120g.
Cách dùng và lượng dùng: Dùng ngoài.
Trước hết cho dầu vừng đun sôi rồi cho mật lạp (sáp ong), mỡ lợn đun cho tan đều, sau đó cho Đương quy vào. Đến độ Đương quy nổi màu, cho Tử cǎn đun sôi 2-3 lần, cho đến khi màu tía tươi nổi lên thì nhanh chóng hạ lửa, dùng vải để lọc thuốc có màu tía tươi là thuốc tốt. Nhiệt độ khi cho Tử cǎn vào đạt khoảng 140( là tốt. Mật lạp cho nhiều vào mùa hè, mùa đông giảm đi.
Công dụng: Dùng để bôi nẻ, nứt, cước, chai, rôm sẩy, loét, ngoại thương, bỏng, đau do trĩ ngoại, rách hậu môn, viêm da do dị ứng thuốc.
Giải thích:
Phần "Ngoại khoa chính tông" trong cuốn Các bài thuốc gia truyền của Hanaoka Seishu thuốc còn có tên là Nhuận cơ cao.
Bảng
Tên thuốc sốngTên tài liệu tham khảo | Dầu vừng | Mật lạp | Mỡ lợn | Đương quy | Tử cǎn |
Kim sáng sao dược chư phương (1) | 40 tiền | 15 tiền | 1 tiền | 5 tiền | 4 tiền |
Giải thích các bài thuốc (2) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Chất liệu y điển (3) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Thực tế trị liệu (4) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Thực tế ứng dụng (5) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Thuốc đông y (6) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Tập các bài thuốc (7) | 1000 | 380 | 25 | 100 | 100 |
Bách khoa về thuốc dân gian (8) | 1 lít | 380 | 25 | 100 | 100 |
Các bài thuốc đơn giản (9) | 1000 | 300-400 | 30 | 80 | 120 |
Nhập môn thuốc đông y (10) | 1000 | 300-400 | 30 | 80 | 120 |
Dược cục phương thứ 7 (11) | 1000 | 300-400 | 30 | 60 | 120 |
Dược cục phương thứ 3 (13) | 1000 | 300-400 | 20 | 60 | 120 |
Tập phân lượng các vị thuốc | 1000 | 300-400 | 25 | 100 | 100 |
Thuốc dùng khi bị khô, ráp da, lở loét và những tình trạng da dị thường dạng tǎng thực, nhưng thuốc không chỉ dùng cho những người bị khô da, còn làm nhuận và chữa da, làm ngang bằng thịt chỗ bị lồi lõm hoặc bôi lên chỗ da bị biến mầu.
Thuốc rất có hiệu quả đối với bệnh eczêma, ghẻ khô, ghẻ, chai chân, mụn nhọt, trứng cá, phỏng nước, mụn cóc, nứt nẻ da, viêm da do dị ứng thuốc, bỏng, viêm lỗ chân lông, bệnh favus, các loại ngoại thương (xây xước, rách da, bầm tím da), cước, mảng mục (do nằm lâu một phía), bỏng, lở loét, lở chân trĩ, trĩ lậu, lòi rom, và những bệnh dưới da.
Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế ứng dụng, Thực tế trị liệu, v.v...: Nếu dùng để rịt những vết ngoại thương thì thuốc có tác dụng cầm máu, giảm đau, đối với những vết thương tổn da thì thuốc có tác dụng làm cho lành da nhanh (lên da non). Nếu dùng để chữa các vết xây xát thì thuốc làm cho da nhanh chóng hồi phục. Nếu dùng để chữa vết bỏng thì lập tức hết đau, nếu vết bỏng không nặng thì nó không để lại môt tí vết sẹo nào. Nhưng, khi dùng thuốc để chữa bỏng, điều quan trọng là phải rịt thuốc đủ rộng để trùm hết chỗ bị thương tổn. Khi dùng để chữa trĩ và lòi rom thì phải rửa sạch vết thương rồi mới bôi thuốc.
Thuốc dùng để chữa ngoại thương, nứt nẻ da, cước, bỏng, loét da, eczema, rôm sảy, trĩ ngoại, xuất huyết trĩ, lòi rom, rách hậu môn, lở loét, khô ráp da mặt.
Thuốc dùng để trị hư chứng, các loại bệnh da ngoại thương mang tính chất thiếu máu và khô, ngoài ra, thuốc cũng còn có tác dụng chống thối thịt, kích thích lên da non, v.v...
Thuốc nhằm chữa cho các vết thương chưa thành mủ, chất bài tiết ra không nhiều, vết thương không sâu. Thuốc cũng còn được ứng dụng để chữa cho những người phụ nữ da khô ráp (cách điều trị cơ bản là phải uống thuốc trừ ứ huyết).
****************************