Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Bài thuốc TRÚC NHƯ ÔN ĐẢM THANG

Nguyên bản bài thuốc

(CHIKU JO UN TAN TO)

Thành phần và phân lượng: Sài hồ 3-5g, Trúc nhự 3g, Phục linh 3g, Mạch môn đông 3-4g, Sinh khương 3g, Bán hạ 3-5g, Hương phụ tử 2g, Cát cánh 2-3g, Trần bì 2-3g, Chỉ thực 1-2g, Hoàng liên 1-2g, Cam thảo 1g, Nhân sâm 1-2g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Dùng cho những người sau khi bị cảm cúm, viêm phổi vẫn còn sốt dai dẳng, hoặc thân nhiệt đã trở lại bình thường nhưng người vẫn cảm thấy bức bối khó chịu, vẫn ho, ra nhiều đờm, ngủ không ngon giấc.

Giải thích:

Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Người ta cho rằng bài thuốc này xuất phát từ Tiểu Bán hạ gia Phục linh thang trong sách Kim quỹ yếu lược, được cải biến qua các bài Nhị trần thang trong sách Hòatễ cục phương và bài Ôn đảm thang trong sách Tam nhân phương. Biểu thị quá trình tiến hóa của bài thuốc này, ta có thể diễn tả thành bảng sau:

Bảng 4

Tên thuốc sốngTên bài thuốc Bán hạ Phục linh Sinh khương Trần bì Cam thảo Trúc nhự Chỉ thực Hoàng liên Toan táo nhân Sài hồ Cát cánh Hương phụ tử Nhân sâm Mạch môn đông
Tiểu Bán hạ gia phục linh thang * 1 8 5 5(1,5) - - - - - - - - - - -
Nhị trần thang * 2 5 5 3(1) 4 1 - - - - - - - - -
Ôn đảm thang * 3 6 6 -1 3 1 2 1 1 1-3 - - - - -
Trúc nhự ôn đảm thang * 4 3 3 1 3 1 3 1 2 - 5 3 2 2 -

Đây là các bài thuốc trong Kim quỹ yếu lược, Hòa tễ cục phương, Tam nhân phương, Vạn bệnh hồi xuân.

Do tôn trọng Bán hạ và Trần bì trong Nhị trần thang loại cũ, cho nên bài thuốc có tên như vậy, do đó, Bán hạ và Trần bì cùng dùng trong những bài thuốc liên quan này cần phải hiểu là loại cũ chứ không phải loại mới.

Vốn dĩ, bài thuốc này được dùng cho những người do bị ứ nước trong dạ dày mà sinh ra nôn mửa và buồn nôn. Trúc nhự có tác dụng làm tiêu nhiệt trong dạ dày và tác dụng làm trấn tĩnh tinh thần, Chỉ thực có tác dụng loại trừ hiện tượng đầy tức ở vùng lõm thượng vị và làm dịu tâm trạng lo lắng. Hoàng liên, Toan táo nhân và Nhân sâm càng làm dịu hơn nữa sự hưng phấn và cǎng thẳng thần kinh. Ngoài ra, Trúc nhự, Cát cánh và một số vị khác còn có tác dụng tiêu đờm.

Các tài liệu tham khảo đều cho thấy công dụng của Trúc nhự ôn đảm thang như trên.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
  • Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
  • Đang tiếp tục cập nhật

 

  Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

****************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyếnTư vấn sức khỏe trực tuyếnChia sẻ facebookTư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Đầu trang Chế độ ăn