Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Bài thuốc TIỂU SÀI HỒ THANG (SHO SAI KO TO)

Nguyên bản bài thuốc:

Thành phần và phân lượng: Sài hồ 4-7g, Bán hạ 4-5g, Sinh khương 4g, Hoàng cầm 3g, Đại táo 2-3g, Nhân sâm 2-3g, Cam thảo 2g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Thuốc dùng trong các trường hợp bị buồn nôn, ǎn uống không ngon miệng, viêm dạ dày, hư nhược vị tràng, cảm thấy mệt mỏi và các chứng của giai đoạn sau của cảm cúm.

Giải thích:

Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên là Sankinto (Tam cấm thang).

Đây là bài thuốc tiêu biểu của các bệnh nhiệt ngực và cũng là bài thuốc cơ bản trong các bài thuốc Sài hồ. Thuốc này được dùng cho những người có cảm giác tức tối khó chịu từ vùng lõm thượng vị cho tới mạng sườn như là nén vào xương sườn, lưỡi có rêu trắng, miệng đắng, dẻo, bụng đầy cứng, buồn nôn, người lúc nóng lúc lạnh, phần nhiều những người mắc các chứng của bài thuốc này thường hay kiêng khem. Đây là bài thuốc cải thiện thể chất và được ứng dụng rộng. Bài thuốc này có tên là Tam cấm thang là do xuất phát từ "bệnh trạng phải cấm 3 thứ: hãn, thổ, hạ".

Sách Phương hàm loại tụ ghi: "bài thuốc này nhằm vào những người đầy tức ngực sườn, người lúc nóng lúc lạnh, ǎn uống kém ngon, nôn, ù tai".

Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này dùng khi biểu tà đã tiêu tan, bệnh đã tiến vào phần thiếu dương, tức là ở khoảng bán biểu bán lý, thể hiện dưới dạng đầy tức ở ngực sườn. Phần thiếu dương nằm ở xung quanh màng hoành cách, chỗ phế quản, màng sườn, phúc mạc, gan và mật, dạ dày. Ngực sườn đầy tức là vì khu vực xung quanh rẻ cuối cùng xương sườn, ở các phần da, cơ và các tổ chức dưới da của sườn bị viêm và bị cǎn dị thường gây ra, người cảm thấy đầy tức khóc chịu như có cái gì chèn đầy ngực, nếu ấn tay vào vùng cánh cung của xương sườn thì thấy chối và đau nhói. Hiện tượng này là do sự sưng tấy thành các cục rắn ở các vị trí nói tên vì nhiệt bên trong gây ra, ngay tuyến bạch mạch thành ngực cũng sinh ra hiện tượng sưng tấy thành các cục rắn này. Ngoài ra, mạch trầm và huỳên, ǎn uống không thậy ngon miệng, miệng đắng, lưỡi có rêu trắng, nôn mưả, người lúc nóng lúc lạnh, tim đập mạnh, cổ cứng, tai ù. Và theo đường kinh lạc của Can và Đởm, cái đau kéo từ cổ xuống tới tận hạ bộ. Bài thuốc này cũng có thể dùng khi không nhất thiết là có sốt rét và nôn mửa, và cũng có thể dùng khi chứng đầy tức ở vùng mạng sườn không thể hiện rõ rệt lắm.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
  • Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
  • Đang tiếp tục cập nhật

 

  Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

****************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyếnTư vấn sức khỏe trực tuyếnChia sẻ facebookTư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Đầu trang Chế độ ăn