Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Bài thuốc Nhân sâm THANG

Nguyên bản bài thuốc

Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3g (không được dùng Nhân sâm đốt tre); Cam thảo 3g, Truật 3g; Can khương 2-3g (Chỉ dùng Can khương).

Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g.

2. Thang.

Công dụng: Trị các chứng vị tràng hư nhược, mất trương lực dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa, đau dạ dày ở những người chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện nhiều.

Giải thích:

Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Lý trung hoàn. Nhân sâm thang là một bài thuốc cơ bản trong đông y, ứng dụng của nó rất rộng rãi (tham khảo phần giải thích về bài Hương sa lục quân tử thang). Sách Thương hàn luận phần Hoắc loạn bệnh - thổ tả viết: "Những người bị bệnh hoắc loạn, đầu đau, phát nhiệt, người đau, nhiệt nhiều muốn uống nước nhiều là đối tượng của bài Ngũ linh tán. Những người hàn nhiều, không uống nhiều nước là đối tượng của Lý trung hoàn".

Trong phần Sai hậu lao dịch bệnh cũng trong sách Thương hàn luận viết: Thuốc dùng trị các chứng sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày, chứng tự trúng độc ở trẻ em, ôùm nghén, đau dây thần kinh liên sườn, thổ tả cấp tính, xuất huyết có tính mất trương lực ở những người bị chứng lạnh, huyết sắc kém, vị tràng yếu, dễ bị ỉa chảy, đau bụng hoặc buồn nôn, nước bọt đọng lại trong miệng, hay đi tiểu và lượng nhiều.

"Lý trung" trong sách Thương hàn luận có nghĩa là thuốc có tác dụng trị chứng suy nhược chức nǎng của trung tiêu (vị tràng). Bài thuốc này nâng cao chức nǎng của dạ dày, loại trừ sự mỏi mệt của dạ dày, làm huyết lưu thông tốt và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Thuốc dùng cho những người ǎn uống không ngon miệng mặc dầu nhai rất kỹ nhưng vừa ǎn vào đã thấy đầy bụng không muốn ǎn nữa, tức ngực do trục trặc của bộ máy tiêu hóa, hoặc do bộ máy tiêu hóa trục trặc dẫn tới chứng lạnh, những người bị bạch đới do chứng lạnh, những người hay đi đái mà lượng tiểu tiện lại nhiều, những người bị chứng múa giật.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
  • Đang tiếp tục cập nhật

 

  Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

****************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyếnTư vấn sức khỏe trực tuyếnChia sẻ facebookTư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Đầu trang Chế độ ăn