Thành phần và phân lượng: Tân lang tử (hạt cau 4,0g); Mộc qua 3,0g, Quất bì 2-3g, Cát cánh 2-3g, Phục linh 4-6g, Ngô thù du 1,0g, Tử tô diệp 1,0g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Cho thuốc vào 2 bát tô nước đun lấy một bát rưỡi, lại cho nước và đun tiếp lấy một bát con, hòa hai loại thuốc với nhau, chia uống làm 3-5 lần trong một ngày khi thuốc nguội, trong các tháng mùa đông có thể đun ấm lên uống cũng được. Uống thuốc vào đến sáng hôm sau đi ngoài ra phân đen, đó là độc khí của cảm hàn thấp trong thận, đến bữa ǎn sáng đau vẫn còn nhưng phù thũng đã tiêu tan, tuy nhiên nên ǎn sáng muộn đi một chút dùng thuốc sẽ rất hiệu nghiệm. Thuốc này uống không phải kiêng khem gì.
Công dụng: Dùng cho những người có cảm giác mỏi chân, trí giác kém, bắp chân cǎng và đau, đánh trống ngực dồn dập, chân bị phù thũng và cước khí.
Giải thích: Theo sách Thời phương ca quát: Bài thuốc này, cùng với bài Cửu vị tân lang thang, được dùng để chữa cước khí, do đó bài thuốc này cũng được dùng cho những bệnh trạng tương tự như bài Cửu vị tân lang thang. Đây là bài thuốc số một dùng để trị cước khí, bất kể nam nữ đều uống được. Những người bị cước khí giống như cảm phong thấp lưu trú, chân đau không thể chịu nổi, gân mạch phù thũng uống thuốc này rất hiệu nghiệm.
Theo Các bài thuốc đơn giản: Nguồn gốc của bài thuốc này là một bài thuốc quan thái y nhà Đường xuất hiện trong sách Ngoại đài bị yếu phương (gồm 6 vị), thêm Cát cánh vào bài thuốc đó trở thành bài Kê minh tán, và thêm Phục linh nữa trở thành bài thuốc này. Xưa kia bài thuốc này được coi là "bài thuốc số một trị cước khí, bất kể nam nữ đều có thể uống được" và trên thực tế bài thuốc này dùng để trị cước khí hư chứng hơn là bài Cửu vị tân lang thang. Các chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị gồm có phù thũng liệt chân, đánh trống ngực dồn dập, bụng có cảm giác bị ép nặng.
Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
****************************